Chuyên gia hiến kế “cứu” bầu trời Hà Nội

18/10/2024 14:30

MTNN TP Hà Nội cùng nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí nhằm "cứu" bầu trời Hà Nội.

Theo các báo cáo gần đây từ AirVisual, Hà Nội thường xuyên có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hiểm. Cụ thể, chỉ số AQI tại Hà Nội thường dao động ở mức từ 150 đến 200, trong khi các chỉ số PM2.5 – một loại hạt bụi mịn nguy hiểm – thường vượt quá 50 microgram/m³, cao gấp nhiều lần so với mức an toàn 15 microgram/m³ mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ Bộ TN&MT cho thấy rằng nồng độ bụi mịn PM2.5 tại nhiều khu vực của Hà Nội thường xuyên vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt là vào thời gian cao điểm như giờ tan tầm hay các tháng cuối năm.

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn với hiện tượng nghịch nhiệt, khi nhiệt độ giảm vào ban đêm và sáng sớm, khiến bụi và các hạt ô nhiễm bị giữ lại trong không khí, không thể phân tán.

Bầu trời Hà Nội mù mịt vào mỗi buổi sáng thường xuyên xuất hiện trong thời gian gần đây. Ảnh: Công Hùng 

Trước tình hình trên, các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả, Hà Nội có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong những năm tới. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội không phải là vấn đề mới, nhưng có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng và để ứng phó, thành phố cùng các chuyên gia đã và đang đưa ra nhiều giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí. Để cứu lấy bầu trời Hà Nội.

Hà Nội hiện có 8 triệu phương tiện giao thông, tiêu thụ hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày... nên phải đối mặt với lượng khí thải khổng lồ. Theo ước tính, các phương tiện giao thông chiếm tới 30% tổng lượng khí thải, với các hạt bụi mịn từ động cơ diesel và xăng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thành phố đang triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt trong đó, trọng tâm là cải tạo hồ, sông ngòi; chuyển đổi năng lượng sạch; phát triển hệ thống giao thông và đô thị xanh.

Mục tiêu đến năm 2025, rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện, giảm diện tích chôn lấp. Đồng thời, từ năm 2025, Hà Nội sẽ thí điểm triển khai các vùng phát thải thấp. Các khu vực đông đúc và là điểm nóng về ô nhiễm không khí sẽ bị hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng nhấn mạnh, việc phát triển giao thông xanh, từ xe buýt điện đến hạ tầng giao thông thông minh sẽ là chìa khóa giúp Hà Nội giảm ùn tắc và ô nhiễm, mang lại một tương lai trong lành hơn cho Thủ đô.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban Khoa học, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cũng cho rằng, vai trò của các nhà nghiên cứu trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, để mang lại những giải pháp hiệu quả nhất, đại diện các doanh nghiệp, các bộ, ngành cần cung cấp, chuẩn bị những số liệu chính xác nhất, từ đó, các nhà nghiên cứu khoa học mới tạo ra được những giải pháp gắn liền với thực tiễn.

TS Nguyễn Văn Khải - Chuyên gia môi trường cho biết, việc sử dụng khẩu trang chống bụi mịn có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với PM2.5 nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Ông nhấn mạnh rằng để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm, cần phải có các biện pháp quản lý tổng thể và lâu dài từ chính quyền.
Trên thực tế, thời gian qua Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, bao gồm áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 cho xe ô tô, phát triển các hệ thống giao thông công cộng hiện đại và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xanh như xe đạp điện và xe điện. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa đủ để cải thiện tình hình ô nhiễm không khí đáng kể.

Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, Hà Nội có thể học hỏi kinh nghiệm từ các thành phố khác trên thế giới về cách đối phó với ô nhiễm không khí. Chẳng hạn, Trung Quốc đã áp dụng thành công các biện pháp giảm thiểu khí thải từ xe cộ và công nghiệp thông qua việc triển khai các chính sách kiểm soát chặt chẽ và áp dụng công nghệ hiện đại. Các TP như Bắc Kinh và Thượng Hải đã giảm đáng kể mức độ ô nhiễm sau khi thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt.

Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và quản lý rác thải, áp dụng công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn là những giải pháp quan trọng, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/chuyen-gia-hien-ke-cuu-bau-troi-ha-noi-2042899.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quảng Ninh: Hồi sinh cho những cánh rừng chết sau bão số 3

Sau hơn 1 tháng cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp đã đi qua, song những hệ lụy, nguy cơ mà nó để lại vẫn đang hiện hữu. Câu chuyện “hồi sinh” cho những cánh rừng “chết” đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh.

Bình Định: Tăng cường quản lý thu ngân sách từ hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản

Cục Thuế tỉnh Bình Định cho biết, thời gian qua, việc kê khai thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản của doanh nghiệp trên địa bàn chưa được đầy đủ. Do đó, cơ quan thuế địa phương đang tập trung giám sát về sản lượng, giá tính thuế và nguồn gốc tài nguyên khoáng sản để có biện pháp quản lý kịp thời.

Người dân tự nguyện giao nộp nhiều động vật quý hiếm

Thời gian gần đây, người dân tỉnh Quảng Ngãi đã tự nguyện giao nộp 14 động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cho cơ quan chức năng. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục để sớm thả các động vật về môi trường tự nhiên.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com