Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào, ai dễ mắc bệnh?

09/07/2024 09:51

MTNN Liên quan đến trường hợp nữ sinh ở Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người phải cách ly khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, ai dễ mắc?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Điều dưỡng Hà Thị Thanh Hoa, khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Người mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tử vong (Ảnh minh họa)

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

- Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

- Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ.

- Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng-1 tuổi. Nếu không được tiêm vaccine, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Liên quan đến trường hợp tử vong do mắc bạch hầu ở Nghệ An, ngày 8/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Nghệ An cho biết, ngành y tế địa phương đang tích cực điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, khử trùng, cách ly... những người đã tiếp xúc với bệnh nhân P.T.C (18 tuổi, tử vong ngày 5/7).

Theo báo cáo của CDC Nghệ An, chiều 4/7, cơ quan này nhận được thông tin từ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An về 1 ca nghi bạch hầu, đã cử đoàn giám sát tiến hành điều tra và lấy mẫu xét nghiệm.

Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm những người đã tiếp xúc với bệnh nhân P.T.C (Ảnh: K.THẢO)

Nữ bệnh nhân là P.T.C (18 tuổi, ngụ bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), là học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn, vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Qua khai thác thông tin dịch tễ được biết, ngày 26/6, bệnh nhân P.T.C có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khàn tiếng. Bệnh nhân tự mua thuốc điều trị và vẫn tham gia dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Trường THPT Kỳ Sơn vào các ngày 27 - 28/6.

Sau khi thi xong, bệnh nhân P.T.C về nhà nhưng bệnh không đỡ nên ngày 1/7 đã đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn khám và nhập viện điều trị với chẩn đoán viêm loét họng, tiên đoán bạch hầu.

Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn đã tiến hành hội chẩn liên khoa và hướng dẫn gia đình cho chuyển tuyến trên điều trị nhưng gia đình không đủ điều kiện, xin điều trị tại bệnh viện này.

Đến ngày 4/7, tình trạng bệnh nhân P.T.C không thuyên giảm nên được thuyết phục chuyển lên Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, bạch hầu, biến chứng viêm cơ tim, suy đa tạng, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được gia đình xin đưa về lúc 23 giờ 50 ngày 4/7 và tử vong trên đường về vào lúc 4 giờ ngày 5/7.

CDC Nghệ An xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân P.T.C tại phòng ký túc xá Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn, trong đó có 2 người là M.T.S và M.T.B đã di chuyển từ huyện Kỳ Sơn ra tỉnh Bắc Giang. M.T.B xuất hiện tình trạng đau họng và đã được hướng dẫn khai báo tại trạm y tế vào ngày 4/7. Đến nay, M.T.B đã được xét nghiệm với kết quả dương tính với bạch hầu.

Mở rộng điều tra dịch tễ, CDC Nghệ An đã xác định được 119 người ngụ ở 21 xã của các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương (Nghệ An) đã tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.

Thúy Ngà
Nguồn giadinhonline.vn
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/benh-bach-hau-nguy-hiem-nhu-the-nao-ai-de-mac-benh-d199993.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cây baobab - loài cây kỳ lạ nhất trên Trái đất

Với hơn 300 công dụng từ cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, làm đẹp, nơi trú ẩn và hỗ trợ hệ sinh thái, baobab còn có biệt danh theo đúng nghĩa đen là “Cây sự sống”.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com