Bão Trà Mi được dự báo sẽ tiến thẳng vào khu vực biển miền Trung

24/10/2024 08:44

MTNN Ngày 24/10 dự báo bão Trà Mi đi vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm nay, sau đó có thể sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây mưa lớn dài ngày cho khu vực.

Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ ngày 23/10, cơn bão TRAMI (tiếng Việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Khi vào Biển Đông, cơn bão này sẽ là cơn bão số 6 năm 2024 đổ bộ vào nước ta.

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7. Từ sáng ngày 24/10 tăng lên cấp 8-9 (62-88km/h), vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm bão 6,0-8,0m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, không khí lạnh về có thể khiến bão Trà Mi giảm cấp khi vào gần bờ. Tuy vậy, cũng chính không khí lạnh gặp mây đối lưu và mây hoàn lưu bão sẽ tạo ra một đợt mưa rất lớn và kéo dài ở Miền Trung.

đợt mưa lớn được dự báo có thể bắt đầu từ ngày 27/10 - 31/10 ở Bắc Trung Bộ, sau đó, tàn dư của bão Trà Mi có thể tạo thành một vùng áp thấp ở ven biển miền Trung và tiếp tục gây mưa lớn giai đoạn từ 1/11 đến 5/11 trên phạm vi khá rộng bao gồm cả các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Cần cảnh giác với ngập lụt diện rộng và các thiên tai kèm theo nó như lũ quét, sạt lở đất ở các vùng núi của miền Trung.

Cần lưu ý, các tàu thuyền đánh cá không nên đi vào khu vực từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 20. Nên là đi vào bờ trú bão trước ngày 26/10 và không nên ra khơi tiếp vì biển miền Trung sẽ động mạnh cho tới hết tuần đầu tiên của tháng 11. Các hộ nuôi cá lồng, nuôi tôm ven đầm phá và ven biển từ Quảng Bình tới Phú Yên có các biện pháp bảo vệ tài sản.

Philippines dừng nhiều hoạt động do cơn bão

Được biết, Philippines đã tạm thời đình chỉ các hoạt động của chính phủ, đóng cửa nhiều trường học, trong khi ngân hàng trung ương dừng giao dịch ngoại tệ do bão nhiệt đới Trami đang tiến nhanh về phía bờ biển phía Đông đảo Luzon của nước này.

Trong bản tin 5h sáng ngày 23/10, Cơ quan dự báo thời tiết nhà nước Pag-asa cho hay bão Trami có sức gió 85 km/giờ. Tâm bão ở vị trí ngoài khơi thị trấn trung tâm Virac thuộc tỉnh Catanduanes khoảng 180 km. Pag-asa cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và sóng biển dâng cao tại các thị trấn ven biển nằm trong đường đi của bão.

Bão Trami đã gây mưa lớn, buộc chính quyền địa phương phải sơ tán người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Các cơ quan chính phủ và trường học trên khắp đảo chính Luzon cũng đã tạm thời đóng cửa. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống nêu rõ các cơ quan liên quan ứng phó thảm họa và các dịch vụ thiết yếu vẫn mở cửa.

 

Bích Ngọc

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/bao-tra-mi-duoc-du-bao-se-tien-thang-vao-khu-vuc-bien-mien-trung-94330.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quảng Ninh: Hồi sinh cho những cánh rừng chết sau bão số 3

Sau hơn 1 tháng cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp đã đi qua, song những hệ lụy, nguy cơ mà nó để lại vẫn đang hiện hữu. Câu chuyện “hồi sinh” cho những cánh rừng “chết” đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com