Đá Painite
Đá Painite có giá lên đến 60.000 USD/carat tương đương khoảng 1,2 tỷ VND (Ảnh minh họa)
Năm 2005, Sách kỷ lục thế giới Guinness xếp Painite vào hàng khoáng sản đá quý hiếm nhất thế giới. Loại đá này được phát hiện lần đầu tiên tại Myanmar bởi nhà khoáng vật học người Anh Arthur C. D. Pain vào những năm 1950, tính đến năm 2005, người ta vãn chỉ xác nhận có 25 mảnh khoáng sản được tìm thấy trên toàn hành tinh.
Ngày nay, theo bộ phận khoa học địa chất và hành tinh của Caltech, đã phát hiện mỏ khoáng ở Myanmar, tại hai địa điểm mới trong khu vực Mogok cho ra kết quả tìm thấy ngàng ngàn mảnh tinh thể và mảnh vỡ của đá. Tuy nhân loại đã tìm ra cách khai thác nhiều hơn loại đá quý này, Painite vẫn thuộc hàng khoáng sản khó kiếm nhất hành tinh.
Ngọc lục bảo Alexandrite
Những viên ngọc lục bảo có giá từ 50.000 - 1.000.000 USD tương đương 1 - 21 tỷ VND (Ảnh minh họa)
Loại đá này nổi tiếng với khả năng “đổi màu” vô cùng đa dạng và kỳ lạ, màu sắc của đá biến đổi tùy thuộc vào loại ánh sáng chiếu vào nó. Để rõ ràng hơn, một một viên đá được coi là đa sắc khi chúng đổi màu khi bạn thay đổi góc nhìn (khi bạn xoay trên tay), và với Alexandrite cũng vậy, loại đá này có thể đổi màu kể cả khi được chiếu bởi ánh sáng nhân tạo.
Ví dụ trong ánh mặt trời tự nhiên, viên đá sẽ có màu xanh lục nhạt, còn dưới nguồn sáng chói hơn, viên đá sẽ đổi sang màu tím đỏ. Khả năng đổi màu của Alexandrite (tính chất khan hiếm của nó liên quan đến kim cương) được tạo nên do sự kết hợp hi hữu của các khoáng chất bao gòm titan, sắt và crom.
Đá Tanzanite
Đá Tanzanite tuy có giá thấp hơn các đá cùng danh sách khoảng 1000 USD/carat - gần 29 triệu VND nhưng lại khó kiếm hơn khi chỉ xuất hiện tại Kilimanjaro (Ảnh minh họa)
Câu nhận xét phổ biến nhất mà người ta vẫn thường bình phẩm Tanzanite chính là “nó hiếm hơn gấp 1000 lần kim cương”, và sự thật là như vậy. Tanzanite gần như chỉ xuất hiện duy nhất tại chân núi Kilimanjaro với số lượng cực kỳ hạn chế. Giống như đá Alexandrite, Tanzanite thể hiện những thay đổi màu sắc ấn tượng phụ thuộc vào cả định hướng tinh thể và điều kiện ánh sáng. Theo bộ phận địa chất của Caltech, những biến đổi màu này chủ yếu là do sự hiện diện của các ion vanadi (tên La Tinh: vanadium).
Đá Benitoite
Benitoite là loại đá quý hiếm với giá cả rất cao vào khoảng 3000 - 4000 USD/carat, tương đương khoảng 68 - 91 triệu VND (Ảnh minh họa)
Như chính tên gọi của nó, loại đá xanh nổi bật này chỉ được tìm thấy gần vùng nước đầu nguồn của sông San Benito ở San Benito County, California. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết nó cũng đã được khai quật với số lượng hạn chế ở Nhật Bản và Arkansas. Benitoite tại những nơi này không pahir alf đá mẫu mà được xếp vào hàng đá quý chính thức của quốc gia.
Một trong những điểm kỳ diệu khi nhìn ngắm Benitoite chính là khi đặt nó dưới nguồn sáng là tia cực tím, khi đó màu sắc viên đá gợi chúng ta nhớ đến màu sắc tuyệt đẹp của những mảng phấn màu xanh. Tuy vậy cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải nguồn gốc màu sắc này đến từ đâu và đặc tính huỳnh quang của chúng là gì.
Đá Poudretteite
Những mảnh đá Poudretteite độc nhất hiếm có nhất đầu tiên xuất hiện tại Quebec, Canada chỉ dài khoảng 5mm (Ảnh minh họa)
Các dấu vết cho thấy sự xuất hiện lần đầu tiên của Poudrette được phát hiện vào giữa những năm 1960 tại mỏ đá Poudrette của Mont Saint Hilaire, Quebec, nhưng nó đã không được công nhận chính thức là một loại khoáng sản mới cho đến năm 1987. Một thời gian dài sau đó, vào năm 2003, đá Poudretteite mới được mô phỏng một cách tỉ mỉ. Theo một số nguồn tin, lọa đá này quý hiếm đến mức có rất ít người từng nhìn thấy mẫu vật, và hầu hết nhân loại đều chưa biết đến sự hiện diện của Poudretteite.
=> Tưởng là tài nguyên vô tận nhưng cát cũng sắp cạn kiệt vì con người