Tài nguyên cát đang dần cạn kiệt trên thế giới
Cát và sỏi hiện là 2 trong số các khoáng sản được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt là cát, khi đây là nguyên liệu chính trong xi măng, bê tông, là thành phần tạo ra thủy tinh và đồ điện tử.
Năm 2010, tổng cộng có khoảng 11 tỉ tấn cát được khai thác chỉ nhằm mục đích xây dựng trên toàn cầu. Trong đó, tỉ lệ cao nhất thuộc về các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, kế đến là châu Âu và Bắc Mỹ.
Hóa ra tài nguyên cát không phải là vô tận như chúng ta vẫn nghĩ (Nguồn: Trí thức trẻ)
Chưa kể theo như một số tổ chức phi chính phủ, những con số này chưa chắc đã là thực, khi nhiều quốc gia còn giấu đi lượng cát khai thác không qua mục đích xây dựng - như khai thác đá phiến hoặc bồi đắp bãi biển.
Trước kia, cát vốn là khoáng sản "tự thân" của các nước. Nhưng do nhu cầu tăng vọt, việc khai thác cát tại một số quốc gia đã chính thức bị cấm, biến nó thành một mặt hàng xuất khẩu ở quy mô toàn cầu. Và khi lợi nhuận tăng cao, việc khai thác tiếp tục được đẩy mạnh, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Việt Nam nguy cơ cạn kiệt cát tự nhiên sau 5 năm nữa
Tờ Straits Times của Singapore đã có bài viết cảnh báo: Trong vòng 5 năm nữa, Việt Nam có thể cạn kiệt cát. Lời khẳng định Straits Times dựa vào thông tin từ báo chí Việt Nam và chỉ có tính chất cảnh báo nhưng nó đặt ra bài toán thách thức cho chúng ta khi vừa phải đảm bảo ổn định tài nguyên, vừa đảm bảo tốc độ xây dựng.
Theo Tuổi Trẻ, tại cuộc họp với Sở Giao thông vận tải TP.HCM mới đây về việc tìm công nghệ mới trong xây dựng, Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải Việt Nam cho biết cả nước hiện cần khoảng 100 triệu m3 cát để làm bêtông/năm. Do vậy, nếu để tình trạng khai thác cát sông không kiểm soát thì 5 năm nữa Việt Nam cạn kiệt cát tự nhiên.
Hy vọng rằng trong tương lai gần, các tổ chức và chính phủ các nước sẽ xây dựng được một chiến lược khai thác cát an toàn và thân thiện hơn với môi trường. Đã đến lúc, cát phải được đối xử công bằng như các loại khoáng sản có hạn khác, nếu không muốn tương lai của Trái đất thêm phần bi kịch.
Khai thác cát tràn làn và quá mức đang là nguyên nhân chính khiến nhiều địa phương ở đồng bằng sông cửu long bị sạt lở nghiêm trọng (Nguồn: VTC16)
Xe khách chở 37 cá thể động vật trong sách đỏ từ Lào về Việt Nam