Viên sỏi khổng lổ trong bàng quang của bà cụ U.90

03/09/2019 11:15

MTNN Khoa Ngoại niệu của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công một trường hợp sỏi rất to, nằm trong túi thừa (ngách) bàng quang hiếm gặp của nữ bệnh nhân 84 tuổi mắc bệnh tim mạch nặng.

Bệnh nhân là Huỳnh Thị Lắm (SN 1935, ngụ TP.Cà Mau), nhập viện vào ngày 27.8.2019. Bà được bệnh viện địa phương chuyển lên với chẩn đoán: sỏi bàng quang/hẹp van động mạch chủ - hẹp van hai lá nặng.

Bệnh nhân có triệu chứng tiểu khó, tiểu gắt, đau vùng hạ vị, đau nhiều vùng hông lưng phải trong thời gian dài 10 năm, nhưng do có bệnh lý tim mạch nên không đồng ý phẫu thuật, bệnh nhân xin được điều trị nội khoa.

Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, triệu chứng của bệnh nhân nặng hơn, tiểu ra máu, đau vùng hạ vị, tiểu không kiểm soát nên nhập viện tại địa phương điều trị được 1 tuần.

Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, kết quả siêu âm bụng cho thấy bệnh nhân có sỏi bàng quang to, chụp X-Quang và CTScan thấy thận ứ nước độ I, niệu quản (P) dãn đến bàng quang, rất nhiều sỏi chiếm hết lòng bàng quang. Trong có một viên sỏi nằm cạnh phải bàng quang to khoảng 12cm nằm trong túi thừa bàng quang.

Do bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng, lớn tuổi, nguy cơ khi phẫu thuật rất cao, nên bệnh viện đã tiến hành hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa... Sau khi tư vấn và giải thích rõ, gia đình đã đồng ý phẫu thuật .

Theo BS.CK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức bệnh viện: “Khoa gây mê với khả năng gây mê trong phẫu thuật tim và cũng như đã từng gây mê nhiều trường hợp bệnh lý có kèm bệnh tim mạch nặng đã lựa chọn phương pháp vô cảm và lựa chọn thuốc gây mê phù hợp bệnh lý của bệnh nhân”.

Và ca phẫu thuật vào ngày 30.8 đã thành công sau 50 phút. Các bác sĩ đã lấy ra rất nhiều sỏi từ 3 - 8cm (khoảng 15 viên); có một viên sỏi rất to khoảng 12cm nằm trong một túi thừa bên phải, cạnh bàng quang đè lên niệu quản vùng chậu phải, gây ứ nước thận, mô xung quanh túi thừa rất dính do viêm. Bóc tách túi thừa lấy sỏi 12cm ra bên trong có ít mủ và cặn trắng. Sau đó bệnh nhân được cắt túi thừa và khâu tạo hình lại bàng quang để tránh trường hợp tái phát sỏi.

Viên sỏi khổng lồ được lấy ra - Ảnh: Phong Phạm

Sáng 3.9, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, đang được điều trị, theo dõi và chăm sóc tại khoa Ngoại niệu. Dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện trong 2 ngày tới.

Khi sỏi bàng quang nhỏ, có thể tán sỏi nội soi, khả năng phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít, không để lại sẹo, đặc biệt, bệnh nhân không phải trải qua một ca mổ lớn như với sỏi bàng quang lớn… Vì thế, những người được chẩn đoán sỏi bàng quang nên đến bệnh viện để xử lý sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh sỏi bàng quang là việc làm cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy, để phòng ngừa sỏi bang quang hằng ngày cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu.

Cần vận động cơ thể đều dặn bằng hình thức tập thể dục, đi bộ, bơi và không nên ngồi, nằm một chỗ với thời gian lâu. Ngoài ra, khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái gắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.

Phong Phạm

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Suy giảm khứu giác

Khi mũi của bạn đột nhiên cảm nhận kém đi, thường xuyên kiệt sức, sẽ gây xáo trộn khứu giác và dẫn đến suy giảm khứu giác.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com