Tìm cách 'nghe lén' các tế bào ung thư giao tiếp với nhau

20/02/2020 10:15

MTNN Nhờ phát triển một kỹ thuật giải mã các tương tác giữa các tế bào trong khối u ung thư ruột, các nhà khoa học Anh phát hiện đồng thời 28 phân tử tín hiệu quan trọng trong hơn 1 triệu tế bào khiến “tái lập trình” lại các con đường truyền tín hiệu bình thường của mô ruột, cho phép các khối u phát triển mà không bị cản trở. Phát hiện này mở ra hy vọng phát triển các loại thuốc và các liệu pháp mới điều trị ung thư.

Theo Nature Methods, các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật giải mã các tương tác giữa các tế bào trong các khối u thu nhỏ được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Trong một công trình nghiên cứu mới, lần đầu tiên các nhà khoa học ở Đại học College London (Anh) đã có thể phân tích nhiều phân tử tín hiệu khác nhau trong các tế bào khối u riêng lẻ. Nhận thức về sự tương tác giữa các tế bào sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách các tế bào ung thư có thể lẩn tránh được phản ứng miễn dịch và trở nên kháng trị. Điều này có thể cho phép các nhà khoa học phát triển các loại thuốc hiệu quả hơn, cũng như giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân bằng cách thử nghiệm thuốc trên một khối u phát triển nhân tạo từ chính các tế bào ung thư của bệnh nhân.

Kỹ thuật mới cho phép phân tích nhanh chóng từng tế bào riêng lẻ trong mô hình phòng thí nghiệm của một khối u - organoid. Mục đích của các nhà khoa học là tìm kiếm các phân tử tín hiệu cụ thể - một loại “tin nhắn” mà các tế bào gửi cho các tế bào lân cận nhằm thay đổi hành vi của chúng. Để tiến hành phân tích như vậy, trước tiên phải nuôi cấy organoids trong phòng thí nghiệm. Đây là các cấu trúc ba chiều tự tổ chức bao gồm một số loại tế bào, bao gồm các tế bào ung thư, tế bào miễn dịch và tế bào mô liên kết. Chúng cho phép mô phỏng hành vi của khối u chính xác hơn so với nuôi cấy mẻ tế bào.

Ở giai đoạn thứ hai, các nhà nghiên cứu đã phá vỡ các organoid thành các tế bào riêng lẻ, sau đó bổ sung thêm các kháng thể kết hợp với các nguyên tử kim loại nặng. Tiếp theo, họ đã phun các tế bào để biến chúng thành sương mù và tích điện cho các nguyên tử nặng nhằm sử dụng từ trường để tách các phân tử tín hiệu khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên một mô hình ung thư ruột và đã phát hiện được đồng thời 28 phân tử tín hiệu quan trọng trong hơn một triệu tế bào. Họ đã tìm thấy các dấu hiệu cho thấy bản thân các tế bào ung thư, cũng như các tế bào miễn dịch và tế bào mô liên kết, đã “tái lập trình” lại các con đường truyền tín hiệu bình thường của mô ruột, cho phép các khối u phát triển mà không bị cản trở.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bé trai 6 tuổi bị liệt chi do anh trai bắn nhầm

Ngày 19.2, Bệnh viện nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đã phẫu thuật thành công lấy ra một viên đạn chì khỏi cơ thể bé trai 6 tuổi do anh trai bắn nhầm lúc đang giỡn. Tuy nhiên, khả năng để lại di chứng đối với bé trai này là rất cao.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com