Để tinh thần căng thẳng
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của căng thẳng đối với chức năng hệ miễn dịch. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ, căng thẳng có thể do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nghiêm trọng nhất là sự cô đơn, hạn chế giao tiếp xã hội. Hãy sống cởi mở và chan hòa, dành thời gian bên người thân và bạn bè, tham gia các câu lạc bộ hay môn thể thao mới.
Ngoài ra, suy nhược mạn tính có thể làm suy yếu phản ứng của tế bào T, chịu trách nhiệm thông tin phản ứng cơ thể đối với vi rút và vi khuẩn.
Không ra bên ngoài
Ít hoặc không bao giờ ra ngoài làm hạn chế hấp thu vitamin D tự nhiên từ ánh nắng. Bác sĩ người Mỹ Banita Kooner cho biết: ”Cơ thể cần từ 2.000 đến 5.000 IU vitamin D để săn chắc xương, củng cố hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D còn gây bệnh cường giáp, ung loét bao tử. Để hấp thu vitamin, hãy dành 10 phút đi dạo dưới nắng, nhằm thúc đẩy sự sản xuất vitamin D, tăng khả năng phòng bệnh như cảm, cúm”.
Tự cô lập
Cũng theo BS Kooner:”Trong trường hợp này, ý nghĩa của sự cô lập là ăn uống sơ sài, lối sống thiếu lành mạnh như tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, thường xuyên bỏ bữa, ngủ quá nhiều hay quá ít, không tiếp xúc với người xung quanh. Để thay đổi, hãy ra ngoài, ngay cả khi không muốn, sẽ rất có lợi cho bạn”.
Ăn trưa tại bàn làm việc
Bàn tay có thể bị nhiễm mầm bệnh khi vừa gõ bàn phím máy tính, vừa cầm thức ăn cho vào miệng. Cách tốt nhất, là hãy ăn trưa cách xa bàn làm việc, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đưa thức ăn vào miệng.
Không vệ sinh dụng cụ tập thể dục
Do dụng cụ tập dễ có mầm bệnh ẩn náu, nên được các chuyên gia y tế khuyến cáo phải làm sạch sau mỗi lần sử dụng, nhưng điều này ít được quan tâm. Hãy tránh vừa lau mồ hôi vừa sử dụng dụng cụ tập, vì vi rút gây bệnh cúm tồn tại trên bề mặt của dụng cụ từ 2 đến 8 tiếng đồng hồ. Đó là nhận định của tổ chức CDC, Hoa Kỳ.
Quên thay tấm trải giường
Hãy thường xuyên vệ sinh giường ngủ, vì môi trường ấm và tối tạo điều kiện cho bụi bặm tích tụ. Tốt nhất là, thay tấm trải giường ít nhất một lần mỗi tuần, và giặt với nước nóng.
Để mở cửa sổ
Hãy đóng kín cửa sổ trong nhà, nếu dễ dị ứng với khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, chất kích thích khác có thể xâm nhập trong nhà. Tác nhân gây dị ứng thường ẩn náu ở nơi khó phát hiện, nên thường khó để loại bỏ chúng.
Ngủ với thú cưng
Nếu dị ứng lông thú, đừng cho thú cưng lên giường ngủ, vì lông thú, thậm chí phấn hoa trên lông thú, có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài. Tốt nhất, là khi ngủ, hãy để thú cưng ở ngoài phòng ngủ.
Thùy Như