Nếu trong khoảng thời gian “cao điểm” này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Các nhà khoa học cho biết, thời gian lưu lại trong dạ dày của những loại thức ăn này cũng khác nhau, đường khoảng 1 tiếng, protein khoảng 2-3 tiếng, còn chất béo khoảng 5-6 tiếng.
Khi ăn trái cây ngay sau bữa ăn, trái cây vốn là loại thức ăn tiêu hóa nhanh sẽ chịu ảnh hưởng của chất bột, protein và chất béo - là những chất tiêu hóa chậm, những thứ này thường lưu lại ở trong dạ dày khoảng 1-2 tiếng hoặc lâu hơn, sau đó được phân giải nhờ các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sau khi phân giải mới hấp thụ vào ruột non.
Nếu trái cây cũng bị chặn lại và lưu lại trong dạ dày cùng với các chất đó thì thành phần chủ yếu của trái cây là đường sẽ phát sinh phản ứng lên men dưới nhiệt độ cao trong dạ dày, tạo ra cồn và độc tố, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Các thời tốt cho việc ăn trái cây
- 10 giờ sáng: Đây là lúc ta làm việc căng thẳng nhất, dễ cảm thấy bồn chồn, bứt rứt. Ăn trái cây lúc này thì mùi vị chua ngọt sẽ khiến bạn thấy tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.
- 1 giờ trưa: Có thể hỗ trợ tiêu hóa, tốt nhất là những quả nhiều chất chua như cam, chanh, mơ, quýt, sơn trà.
- 4 giờ chiều: Lúc này thường ta đã đói bụng, trái cây có thể ăn để lót dạ. Nên chọn loại ít axit.
Quỳnh An (t/h)