Quan tâm đầu tư phát triển thư viện tại các vùng kinh tế khó khăn

05/11/2019 07:15

MTNN

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình. Ảnh: quochoi.vn

Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ mạng lưới thư viện Việt Nam, đặc biệt là mạng lưới thư viện công lập, mối quan hệ giữa các loại thư viện để có chính sách phát triển thư viện phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng các quy định liên quan đến thư viện cơ sở giáo dục còn chung chung, nằm rải rác, chưa đủ mạnh để thúc đẩy loại hình này phát triển. Một số ý kiến đề nghị làm rõ sự khác biệt giữa đối tượng phục vụ, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường mầm non, tiểu học, trường phổ thông và đại học. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc bổ sung vốn tài liệu mới theo nhu cầu sử dụng cũng như hiệu quả hoạt động của thư viện thuộc cơ sở giáo dục của mình.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, để xác nhận vị trí của thư viện cơ sở giáo dục, làm rõ sự khác biệt giữa thư viện các cấp học, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo cấu trúc: Khái niệm thư viện từng cấp, đối tượng phục vụ và chức năng, nhiệm vụ tương ứng. Trong đó, quy định cụ thể nhiệm vụ về xây dựng tài nguyên thông tin theo đặc thù của từng loại thư viện; về nghĩa vụ liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu và trách nhiệm trong việc phát triển văn hóa đọc, kỹ năng đọc phù hợp với đối tượng từng cấp học.

Về chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện, một số ý kiến đại biểu cho rằng quy định chính sách Nhà nước về phát triển thư viện còn chung chung, khó khả thi. Có ý kiến đề nghị chính sách Nhà nước đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm. Có ý kiến đề nghị quan tâm đầu tư phát triển thư viện công lập tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo phù hợp với đặc thù về phong tục, tập quán văn hóa của từng vùng. Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về chính sách xã hội hóa, về chính sách ưu tiên phát triển tài nguyên thông tin số, hoạt động liên thông thư viện.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định chính sách của Nhà nước ở 3 cấp độ là Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập; Nhà nước hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc; duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận, cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động thư viện. Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật thiết kế một điều riêng về nội dung này, quy định nguyên tắc chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp vào hoạt động thư viện.

Về Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật bổ sung 1 điều quy định về phát triển văn hóa đọc, trong đó quy định ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Thư viện, các đại biểu cho rằng trong trường phổ thông thư viện được xác định là một hạng mục thiết yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường, được Nhà nước đầu tư xây dựng hạng mục và hoạt động khá đồng bộ với phòng học bộ môn chức năng của trường. Tuy nhiên, việc nhìn nhận từ góc độ thực tiễn lại cho thấy sự lãng phí.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) cho rằng ở nhiều nơi thư viện chỉ được coi là một kho chứa sách trong khi nhiều trường còn đang thiếu phòng học, nguồn tài nguyên của thư viện không được khai thác gây lãng phí. Số lượng các đầu sách không nhiều và chất lượng không cao, không hướng tới nhu cầu của độc giả, ít lựa chọn cho học sinh dẫn tới nhiều học sinh phổ thông không còn thiết tha với thư viện trường học. Vị trí của thư viện lại đặt không hợp lý trong khuôn viên của trường, không thuận lợi cho học sinh lui tới. Thời gian hoạt động của thư viện theo giờ hành chính - mở cửa khi học sinh đã vào học và đóng cửa trước khi học sinh tan học, thời gian nghỉ giải lao ở trường của học sinh lại hạn hẹp./.

Mỹ Anh
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com