Phát triển kinh tế tuần hoàn ở các tỉnh, thành phía Nam

11/11/2020 09:06

MTNN Cần phải thay đổi tư duy trong xử lý rác thải, biến rác thải thành tiền, rác phải dùng được, bán được, rác không còn là rác thải bỏ đi.

Phát triển kinh tế tuần hoàn ở các tỉnh, thành phía Nam
Trả lời chất vấn của ĐBQH Quốc hội về giải pháp thay thế chôn lấp rác thải mới đây, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, cho biết mỗi ngày đô thị nước ta thải ra 35.000 tấn chất thải rắn, nông thôn là 28.000 tấn. Ta có 381 lò đốt rác, 37 lò sản xuất phân compost, còn lại là gần 1.000 bãi chôn lấp. Theo Bộ trưởng, thực trạng việc chôn lấp rác gây ô nhiễm cả tài nguyên nước, vừa gây cạn kiệt vừa lãng phí tài nguyên.

Người dân bức xúc về tình trạng ô nhiễm tại nhà máy rác Nam Sơn. Ảnh: TTXVN

Đồng tình với nhận định trên, PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên - môi trường Việt Nam cho rằng, đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy trong xử lý rác thải. Phải biến rác thải thành tiền, rác phải dùng được, bán được, rác không còn là rác thải bỏ đi.

Đưa ra quan điểm trên, ông cho biết, rác thải hiện nay được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất là rác thải hữu cơ, có thể phân hủy sinh học được để phục vụ cho công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi, làm phân bón như rau, củ, quả, thức ăn thừa.

Nhóm thứ hai là rác không phân hủy được gồm nhựa, giấy, vải, sắt, thép, thủy tính, gạch vỡ... những loại rác thải này vẫn có nhiều loại có thể phân loại, tái chế được như nhựa, giấy, sắt, chỉ một số ít không tái chế được mới phải tính tới giải pháp chôn lấp.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, việc đầu tiên là phải phân loại được rác thải từ nguồn, việc này chúng ta chưa làm được, vì thế, từ đô thị cho tới nông thôn đều chọn cách xử lý rác thải theo hình thức chôn lấp.

Chôn lấp rác thải lại phát sinh nhiều vấn đề, dù chôn lấp có bảo đảm vệ sinh (như giải pháp hạn chế mùi, thu gom rác để đốt bỏ...) hay đổ đống thì cũng chỉ là những giải pháp tạm thời, không hiệu quả, không kiểm soát triệt để được ô nhiễm môi trường do khối lượng rác thải quá lớn, rác lại phân tán, thành phần phức tạp, thậm chí còn gây nguy cơ ô nhiễm rất lớn tới nguồn nước, đất đai, môi trường.

Chính từ thực tế trên, Chính phủ đã ra quyết định quản lý tổng hợp chất thải rắn. Ông cho biết đây là một khái niệm, tư duy mới, trong đó nhấn mạnh tới việc phải tận dụng tối đa rác thải có thể tái sử dụng được và giảm tối thiểu lượng rác thải phải mang đi chôn lấp. Nói cách khác, đây là cách "biến rác thành tài nguyên".

Nhưng như ông đã nói ở trên, muốn khai thác được nguồn lợi từ rác thải thì khâu quan trọng là phải phân loại được rác thải và có công nghệ xử lý đồng bộ. Nếu làm được như vậy, rác thải hữu cơ sẽ được đưa vào phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, làm phân bón, còn rác thải rắn có thể tái chế, phục vụ xây dựng, sản xuất, một số ít không phân hủy được mới cần phải mang đi chôn lấp.

Giải pháp khả thi là như vậy nhưng trên thực tế không thực hiện được do không phân loại được rác, trong khi đầu tư công nghệ lại quá tốn kém, không đồng bộ, vì thế, để chạy theo chỉ tiêu giảm rác thải chôn lấp xuống còn dưới 30% vào năm 2020, các địa phương lại quay sang lựa chọn giải pháp đốt rác phát điện.

Đốt rác phát điện đạt được ngay yêu cầu giảm tỉ lệ giảm rác thải chôn lấp nhưng đầu tư rất cao, chỉ phù hợp với lượng rác thải lớn (tương đương 2.000 tấn mới có hiệu quả tấn), và không tận dụng được nguồn lợi từ rác thải, gây lãng phí tài nguyên.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Ngoài việc hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải thì cũng cần phải hạn chế tối đa cả rác thải đốt, thay vào đó cần tư duy lại về rác, cần coi rác là tài nguyên và phải tận dụng tối đa nguồn lợi từ rác thải".

Theo PGS Phùng Chí Sỹ, nếu tư duy về rác thải theo hướng biến rác thành nguồn lợi sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề, thậm chí còn có thể biến rác thành một ngành kinh tế tuần hoàn, tức là: chất thải thải ra lại được tái chế đưa vào phục vụ sản xuất, tạo ra nguồn lợi, đầu tư ngược lại phát triển kinh tế. Đó là xu hướng thế giới đang làm và Việt Nam cần phải hướng tới.

Để làm được như vậy, vị chuyên gia cho rằng cần giải quyết cùng lúc những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân loại rác thật tốt từ nguồn. Lâu nay, việc phân loại rác từ nguồn không thành công là do thực hiện không đồng bộ, quy định phân loại rác mới mang tính tuyên truyền, hình thức, chứ chưa thực chất, dẫn tới tình trạng kêu gọi cũng không xong cuối cùng khi xử lý vẫn là đổ đống chôn lấp chung.

Như vậy, cùng với việc đưa ra quy định về phân loại rác, thì cũng đồng thời phải đưa ra các quy định về công nghệ tái chế. Ví dụ, rác hữu cơ được phân loại phải được đưa ngay về khu vực sản xuất, chế biến rác hữu cơ. Rác thải rắn, phải đưa về các nhà máy tái chế rác thải rắn.

"Chỉ khi quy hoạch tốt, cơ chế tốt, cơ sở hạ tầng xử lý rác thải đồng bộ, thì việc phân loại rác thải mới hiệu quả.

Bên cạnh đó, các giải pháp xử lý cũng nên mang tính chất kinh tế nhằm khuyến khích người dân thực hiện.

Ví dụ, người dân thực hiện phân loại rác thải tốt sẽ không phải đóng tiền thu gom rác hàng tháng. Hay, nếu rác thải được phân loại có thể sử dụng được, các nhà máy tái chế còn phải mua lại rác của dân với giá ưu đãi. Không phải nộp tiền lại còn bán rác được tiền thì không cần tuyên truyền người dân cũng làm", PGS Phùng Chí Sỹ đề xuất.

Thứ hai, phải có nhà máy tái chế rác thải, việc này cần làm song song cùng với các giải pháp phân loại rác thải.

Muốn người dân phân loại rác thải hữu cơ hay rác thải rắn, muốn khuyến khích được người dân phân loại rác hay muốn biến rác thành tài nguyên thì đi cùng với đó phải có các nhà máy tái chế hiệu quả.

Ví dụ, với rác thải hữu cơ thì phải có nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Muốn phân loại rác nhựa phải có nhà máy tái chế nhựa.

"Đây mới là vấn đề quyết định, việc cấp thùng đỏ, thùng xanh chỉ là hình thức, thậm chí là vô ích nếu phân loại xong lại mang đi xử lý đổ đống, vì thế, xử phạt hay tuyên truyền dân cũng không làm.

Bên cạnh đó cũng phải có những cơ chế để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án tái chế rác thải. Tôi tin rằng, nếu làm tốt, khi cả người dân và nhà đầu tư đều thấy có lợi, chúng ta không cần phải kêu gọi mà thậm chí còn có quyền lựa chọn nhà đầu tư tốt mới cho làm dự án.

Xử lý rác hoàn toàn có thể trở thành ngành kinh tế, phát triển tốt, có lợi nhuận, vấn đề chỉ là xây dựng được cơ chế để ai cũng thấy lợi", vị chuyên gia nói.

Lam Lam

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com