Mỹ dọa rút các nhà ngoại giao, Iraq lo chiến tranh quay trở lại

30/09/2020 09:43

MTNN Iraq lo ngại động thái Washington chuẩn bị rút các nhà ngoại giao ra khỏi quốc gia này có thể đẩy Baghdad vào tình trạng chiến tranh.

Iraq lo ngại động thái Washington chuẩn bị rút các nhà ngoại giao ra khỏi quốc gia này có thể đẩy Baghdad vào tình trạng chiến tranh.

Ngoại trưởng Pompeo được cho đã đe dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Ảnh: Reuters

Bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm giảm sự hiện diện ngoại giao của nước này ở một quốc gia có tới 5.000 quân trong khu vực sẽ được coi là tình huống leo thang của cuộc đối đầu với Iran.

Theo hãng tin Reuters, động thái trên sẽ mở ra khả năng về một hành động quân sự trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử Mỹ.

Hai nguồn tin Chính phủ Iraq tiết lộ, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Barham Salih, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đe dọa đóng cửa đại sứ quán nước này tại Baghdad. Bên cạnh đó, hai nhà ngoại giao phương Tây cũng tiết lộ Washington đã bắt đầu công tác chuẩn bị rút đội ngũ ngoại giao ra khỏi Iraq.

Iraq lo ngại động thái rút các nhà ngoại giao sẽ nhanh chóng được thực hiện bằng hành động quân sự từ Washington.

Một trong hai nguồn ngoại giao phương Tây cho biết Chính phủ Mỹ “không muốn bị giới hạn các lựa chọn” trong việc làm suy yếu Iran hoặc các lực lượng thân Iran ở Iraq. 

Về phần mình, khi được hỏi về kế hoạch rút khỏi Iraq, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi không bao giờ tiết lộ nội dung các cuộc hội thoại ngoại giao riêng giữa ngoại trưởng với các nhà lãnh đạo nước ngoài... Các lực lượng do Iran hậu thuẫn phóng tên lửa vào Đại sứ quán của chúng tôi không chỉ là mối nguy hiểm đối với chúng tôi mà còn đối với Chính phủ Iraq”.

Đầu tháng này, quân đội Mỹ cho biết họ sẽ cắt giảm sự hiện diện ở Iraq từ 5.200 xuống còn 3.000 quân. Ngày 28-9, Lầu Năm Góc khẳng định họ cam kết hỗ trợ "an ninh, sự ổn định và thịnh vượng" lâu dài của Iraq cũng như tiếp tục các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây.

Nguy cơ lâu năm

Trong một khu vực phân cực giữa các đồng minh của Iran và Mỹ, Iraq là một ngoại lệ hiếm hoi. Iraq là một quốc gia có quan hệ mật thiết với Iran và Mỹ. Tuy nhiên, điều này có thể để ngỏ nguy cơ lâu năm trở thành chiến trường trong một cuộc chiến ủy nhiệm.

Nguy cơ càng tăng cao khi đầu năm nay, Washington công kích và khiến một tướng quân sự cấp cao của Iran là Qassem Soleimani thiệt mạng khi đoàn xe của ông này đi qua sân bay Baghdad. Đáp trả hành động của Washington, Iran đã bắn tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq.

Tên lửa thường xuyên bay qua Tigris về phía khu ngoại giao kiên cố của Mỹ ở trung tâm Baghdad. Một vài tuần trở lại đây, các cuộc tấn công bằng tên lửa gần đại sứ quán Mỹ tại Iraq và các vụ đánh bom bên đường nhằm vào các đoàn xe chở thiết bị cho liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu gia tăng.

Quân đội Iraq cho biết ngày 28-9, hai quả rocket của các tay súng đã bắn trúng một ngôi nhà một gia đình khiến ba trẻ em và hai phụ nữ thiệt mạng. Nguồn tin cảnh sát cho hay sân bay Baghdad là mục tiêu ban đầu.

Hai nguồn tin tình báo Iraq cho biết kế hoạch rút các nhà ngoại giao Mỹ vẫn đang trong quá trình thảo luận và sẽ phụ thuộc vào việc liệu lực lượng an ninh Iraq có thể ngăn chặn tốt các cuộc tấn công hay không. 

Về phần mình, Iraq lo ngại diễn biến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới sẽ tác động đối với việc ra quyết định của chính quyền Tổng thống Trump.

Trong khi nhà lãnh đạo Mỹ liên tục khẳng định đường lối cứng rắn chống lại Iran, từ lâu ông cũng đã cam kết rút quân đội Mỹ khỏi các cuộc giao tranh ở Trung Đông. 

Một số quan chức Iraq cho rằng lời đe dọa của Ngoại trưởng Pompeo rút các nhà ngoại giao ra khỏi Iraq có thể phản tác dụng vì động thái đó có thể kích động các tay súng và coi đây là cơ hội để thúc đẩy Washington rút lui.

“Lời đe dọa đóng cửa đại sứ quán đơn thuần chỉ là chiến thuật gây sức ép, nhưng nó là con dao hai lưỡi”, Gati Rikabi – một thành viên trong Ủy ban an ninh quốc hội Iraq – nhận định.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com