'Làm việc cầm chừng' và 8 xu hướng công sở của Gen Z

20/04/2024 11:04

MTNN Gen Z đang "hồi sinh" những vấn đề cũ theo cách thức riêng. Điều này đòi hỏi cả người lao động và nhà tuyển dụng cần thấu đáo và linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi.

Những nhân sự trẻ tuổi đang góp phần định hình lại nhiều định kiến cũ của môi trường công sở. 

Theo nghiên cứu Gen Z in the Workplace của ĐH Johns Hopkins năm 2023, thế hệ Z (1997-2012) dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động vào năm 2030.

Môi trường làm việc đang có những chuyển mình thú vị khi chuẩn bị đón nhận lượng lớn những người bản địa của thời đại kỹ thuật số (digital native). Trong đó, những thuật ngữ chỉ ra xu hướng làm việc mới của thế hệ như "quiet quitting" (tạm dịch: "làm việc cầm chừng") hay "loud laborers" (tạm dịch: "nhân sự ồn ào")... đang trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, Fast Company chỉ ra 9 xu hướng làm việc mới của Gen Z đang "hot" gần đây thực chất là những xu hướng cũ được thế hệ mới hồi sinh theo cách thức mới.

1. Quiet quitting và quiet cutting

Khảo sát của Gallup cho thấy hơn một nửa nhân viên Mỹ theo đuổi xu hướng "quiet quitting". Đây là thuật ngữ chỉ những nhân viên chỉ hoàn thành yêu cầu tối thiểu của công việc thay vì cống hiến hết mình.

Thực chất, quiet quitting không phải khái niệm hoàn toàn mới. Từ ngữ này đã xuất hiện từ thời của Gen X (1965-1980), thế hệ từng bị gắn mác "lười biếng" khi bước chân vào thị trường lao động.

Thế hệ Z có thể làm việc toàn thời gian cho một công ty và làm việc tự do cho một công ty khác, hoặc họ có thể làm cùng lúc nhiều công việc bán thời gian khác nhau.

"Quiet cutting" (tạm dịch: "thầm lặng cách chức") cũng là thuật ngữ đã xuất hiện nhiều thập kỷ qua, đề cập đến việc một tổ chức âm thầm hạ thấp vai trò của nhân viên bằng cách giảm trách nhiệm hoặc tiền lương. Dù không nghiêm trọng như sa thải, điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự tự tin, sức khỏe tinh thần và định hướng nghề nghiệp lâu dài của nhân viên.

2. Rage quitting

Nhạc phẩm đồng quê đình đám Take This Job and Shove It (Nhận lấy công việc này và rời đi) ra đời từ năm 1977 đã miêu tả chính xác nỗithất vọng và tức giận đến mức nghỉ việc của một người lao động đã làm việc quá sức nhưng lại được trả công quá thấp. Trường hợp này được gọi bằng thuật ngữ "rage quitting" (tạm dịch: "nghỉ việc phẫn nộ").

Lớn lên cùng điện thoại thông minh và mạng xã hội, Gen Z không ngại ngần lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trên môi trường trực tuyến. Thế hệ này không ngần ngại nghỉ việc nếu cảm thấy tổ chức không còn phù hợp.

Tuy nhiên, khác với thế hệ trước, thay vì âm thầm ôm lấy sự bức xúc và giải quyết vấn đề nội bộ, Gen z tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để chia sẻ trải nghiệm của mình, hy vọng tạo ra sự đồng cảm và thúc đây sự thay đổi trong môi trường làm việc.

Môi trường làm việc minh bạch và cởi mở là điều mà Gen Z mong muốn, và họ sẵn sàng lên tiếng để đạt được điều đó.

3. Loud laborer

Trái ngược với "rage quitting", "loud laborer" chỉ những nhân sự phiền toái, liên tục thổi phồng và khoe khoang thành tích. Trong nhiều trường hợp, "loud laborer" thậm chí không nhận ra hành vi của họ khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu đến mức muốn nghỉ việc.

Không im lựng chịu đựng, Gen Z có xu hướng trao đổi trực tiếp với "kẻ làm ồn" đó, hoặc tìm đến sự can thiệp của cấp trên để giải quyết vấn đề.

4. Bed rotting

"Bed rotting" (tạm dịch: "hội chứng 'chết mòn' trên giường") là thuật ngữ mới nhất, miêu tả tình trạng người nằm cả ngày để giải trí, điển hình là thói quen lướt TikTok.

Từ ngữ này là biến thể của "lie abed" (tạm dịch: "nằm lì trên giường"), khái niệm của thế kỷ 19, chỉ những người nằm trên giường cho đến khi có việc buộc họ phải đứng dậy.

Thực chất, "bed rotting" được dùng để miêu tả một ngày nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm gì cả. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là xu hướng này đang nổi lên như một hình thức tự chăm sóc bản thân.

Để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hiện đại, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo nên nghỉ ngơi và ngắt kết nối với màn hình điện thoại thay vì bed rotting.

5. Quiet promotion

Ám chỉ những nhân sự đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn tại công ty mà không được thăng chức hay tăng lương, "quiet promotion" (tạm dịch: "âm thầm ôm việc") là khái niệm đã xuất hiện trong vài năm gần đây.

Đây là tình trạng không quá lạ tại môi trường công sở, khi có nhiều nhân sự phải đảm nhận nhiều việc hơn với cùng chức danh và mức lương.

Đối mặt với "quiet promotion", Gen Z thường không ngại ngần lên tiếng yêu cầu sự công nhận xứng đáng cho những đóng góp của mình. Họ sẵn sàng đàm phán và tìm kiếm một công việc đảm bảo trách nhiệm và đãi ngộ đi đôi.

6. Productive theater

Thuật ngữ "productive theater" (tạm dịch: năng suất ảo") miêu tả hành vi nhân viên tỏ ra bận rộn với các đầu việc như trả lời email nhanh, thay vì tập trung vào những việc quan trọng có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Thế hệ Z, lớn lên trong thời đại của sự minh bạch và kết nối mạnh mẽ, coi trọng hiệu quả công việc hơn sự bận rộn giả tạo. Những người lao động trẻ tuổi này mong đợi được giao phó những công việc có ý nghĩa và được đánh giá dựa trên kết quả thực tế.

Gen Z đang ngày cởi mở hơn khi thảo luận về việc xin nghỉ việc. Nhờ đó, các nhà lãnh đạo có thể hiểu lý do khiến nhân viên nghỉ việc và bắt đầu cải thiện môi trường làm việc. Ảnh minh họa: Ivan Samkov/Pexels.

7. Proximity bias

Thuật ngữ "proximity bias" (tạm dịch: "thiên vị khoảng cách") đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước trong lĩnh vực tâm lý học. Trong công sở, khái niệm này chỉ những nhân viên có xu hướng thiên vị hoặc chọn môi trường làm việc gần. Do đó, xu hướng làm việc hybrid (làm việc tại văn phòng kết hợp làm từ xa) rất được lòng các tín đồ "proximity bias".

Lớn lên trong thời đại của công nghệ và kết nối, Gen Z quen thuộc với việc xây dựng mối quan hệ và cộng tác bất kể khoảng cách địa lý. Thế hệ này ủng hộ chính sách làm việc linh hoạt, đồng thời đánh giá cao các công ty đề cao năng lực hơn là sự có mặt của nhân viên.

8. Bare minimum Monday

Như lời bài hát Manic Monday của The Bangles phát hành năm 1984, thứ hai đầu tuần là ngày khó khăn để trở lại guồng quay công việc sau kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ.

Xu hướng "bare minimum Monday" (tạm dịch: "thứ Hai làm ít") được khởi xướng từ nền tảng TikTok. Như chính cái tên, xu hướng này đề cập đến mong muốn chỉ làm khối lượng công việc tối thiểu vào thứ hai của nhân viên.

Xu hướng này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Gen Z. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là lười biếng, thế hệ trẻ đang lên tiếng về những vấn đề sâu sắc hơn như tình trạng kiệt sức và văn hóa hối hả trong môi trường làm việc.

Gen Z không ngại ngần lên tiếng yêu cầu sự công nhận xứng đáng cho những đóng góp của mình. Ảnh minh họa: Charlotte May/Pexels.

9. Polyworking

"Polyworking" (tạm dịch: "làm nhiều việc cùng lúc") là thuật ngữ đang trở nên ngày càng phổ biến tại nơi làm việc. Khái niệm này không hoàn toàn mới, tương đồng với "moonlighting" (tạm dịch: "kiếm thêm thu nhập ngoài giờ"), thuật ngữ xuất hiện từ những năm 1880 chỉ việc làm thêm hai hoặc nhiều công việc cùng lúc.

Đối với Gen Z, ưu tiên sự ổn định tài chính và linh hoạt trong môi trường làm việc là điều quan trọng. Khi định kiến "bám trụ một công việc chính" bắt đầu thay đổi, những nhân viên trẻ tuổi không còn quá lo lắng về việc gắn bó với một nhà tuyển dụng duy nhất.

Nhưng thay vì chỉ đơn giản là kiếm thêm thu nhập, họ ứng dụng polyworking để phát triển kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và theo đuổi đam mê.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

 

Nguồn lifestyle.znews.vn
Link bài gốc

https://lifestyle.znews.vn/lam-viec-cam-chung-va-8-xu-huong-cong-so-cua-gen-z-post1471040.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com