Công nghệ tái chế không theo kịp với thị trường xe điện đang phát triển ồ ạt. Điều này dẫn đến thực tế là hàng ngàn pin đã sử dụng tích lũy trong các bãi chôn lấp, các chất phản ứng nguy hiểm, từ đó xâm nhập vào môi trường. Các nhà khoa học tại Đại học Birmingham, Anh, kêu gọi các nhà sản xuất xe điện và chính phủ trên thế giới xây dựng kế hoạch tái chế pin đáng tin cậy sẽ giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
Các tác giả của công trình nghiên cứu ước tính rằng chỉ một triệu ô tô điện được bán trong năm 2017 sẽ tạo ra 250.000 tấn chất thải độc hại từ pin trong suốt thời gian sử dụng. Vấn đề xử lý pin xe điện rất phức tạp bởi sự đa dạng về hình thức, kiểu dáng và thành phần hóa học của pin lithium-ion.
Xử lý công nghiệp pin lithium-ion sẽ không chỉ giảm tải cho các bãi chôn lấp chất thải rắn, mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với vật liệu pin. Vì vậy, các nhà nghiên cứu từ Viện Faraday của Anh đã tính toán rằng, trong khi duy trì xu hướng hiện tại về nhu cầu ô tô điện, đến năm 2040, Anh cần xây dựng 8 nhà máy khổng lồ để sản xuất pin.
Andrew Abbott, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, trích dẫn dự báo của OPEC về số lượng xe điện trên thế giới, theo đó, vào năm 2040 sẽ là 140 triệu chiếc. Pin sẽ được lắp đặt trên các xe này là một kho chứa một lượng lớn năng lượng và hóa chất độc hại mà các nhà khoa học hiện chưa biết làm thế nào để đối phó với chúng khi chúng hết hạn sử dụng.
Các nhà khoa học kêu gọi cần gấp rút xem xét lại chu kỳ sản xuất và khai thác, tin rằng việc thay đổi thiết kế và sản xuất pin lithium-ion từ khai thác khoáng sản để sản xuất đến tận dụng và tái chế, tạo điều kiện cho việc tháo gỡ chúng vào cuối vòng đời. Cải thiện các công nghệ và phương pháp phân loại để phân tách vật liệu điện cực, cũng như đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất thống nhất, giúp tái chế pin hiệu quả và tránh gây hại cho môi trường.
Vũ Trung Hương