Tòa án tối cao Ấn Độ chấp thuận lệnh giết "quái vật ăn thịt người”!

16/09/2018 15:57

MTNN Ấn Độ sở hữu 60% trong tổng số 4.000 con hổ trên thế giới, con số khổng lồ tiếp tục gia tăng nhanh chóng tạo ra xung đột giữa loài động vật này với con người.

Tòa án tối cao Ấn Độ chấp thuận lệnh giết "quái vật ăn thịt người”!

Tòa án tối cao Ấn Độ đã bác bỏ kiến nghị ngăn việc hành hình con hổ đã giết hại 13 người

Thị trấn Pandharkawada ở miền Trung Ấn Độ rúng động bởi con số tử vong vì động vật trong hai năm qua, đây cũng là nơi các thi thể nạn nhân được phát hiện trong tình trạng thiếu chân tay và trên cơ thể xuất hiện nhiều vết cào lớn. Các quan chức nước này cho rằng một con hổ cái đã tấn công và giết chết ít nhất 5 người, trong khi đó, các báo cáo từ địa phương cho rằng con số này phải lên đến 13.

Bên cạnh những cáo buộc, nhiều nhà hoạt động cũng đặt ra các nghi vấn rằng liệu con hổ cái có là nguyên nhân đằng sau cái chết của các nạn nhân? Nghi vấn này được đưa ra bởi việc một cá thể hổ cái tấn công và giết chết nhiều người như vậy là rất hiếm.

Picture29

Các quan chức ngành lâm nghiệp sẽ nỗ lực bắt giữ con vật nhận trách nhiệm cho 13 cái chết của người dân, con vật có tên gọi là “T1” (Ảnh: istock)

Tờ New York Times cho biết vòa tuần trước rằng các kiểm lâm viên đang chuẩn bị một “hoạt động quân sự”, trang bị các nhân viên kiểm lâm viên với súng an thần và triển khai hàng chục con voi nhằm vây bắt con hổ, và di chuyển con vật về sở thú.

Quan chức lâm nghiệp Pradip Rahurkar Rahurkar nói với tờ BBC rằng: “ Nếu hoạt động bắt giữ không thành công, con vật sẽ bị bắn chết để tránh xảy ra thêm bất cứ trường hợp người tử vong nào.”

Vào tháng 8 này, sau khi ba người được báo cáo là đã thiệt mạng, các chính trị gia địa phương đã phải chịu nhiều sức ép khi đưa ra quyết định bắt chết con hổ.

Picture30

KM Abharna, một quan chức lâm nghiệp hàng đầu tại khu vực Pandharkawada, nói với tờ New York Times: “Tôi không hề muốn giết con vật xinh đẹp này. Nhưng có rất nhiều áp lực về chính trị và cả áp lực từ dư luận.” (Ảnh: Livemint)

Picture31

Các quan chức cho biết thêm, họ sẽ di dời hai hổ con của T1 cùng hổ đực được đặt tên là T2, chúng được phát hiện trong khu vực xảy ra vụ việc nhưng không chịu trách nhiệm cho bất cứ cái chết nào (Ảnh minh họa: Escape2Explore)

Trước đó các quan chức Ấn Độ đã nỗ lực bắt giữ T1 bốn lần, tuy nhiên con vật đều trốn thoát.

Những nỗ lực bảo tòn loài hổ của Ấn Độ đã tăng số lượng động vật- từ 1.411 con vào năm 2006 lên khoảng 2.500 con vào thời điểm hiện tại, đồng nghĩa Ấn Độ đang sở hữu 60% trong tổng số loài hổ trên thế giới. Tuy vậy, cũng với sự gia tăng số lượng loài hổ, sự bùng nổ về dân số và các thị trấn ở nước này khiến cho diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Một khi những khu rừng bị xâm lấn, chúng trở thành những khu vực giống như các hòn đảo vị cô lập, do đó, loài hổ có nhiều khả năng xung đột với con người khi chúng cố di chuyển qua lại giữa các khu rừng.

=> Nguyên nhân đằng sau cái chết của Cá voi vây quý hiếm

Video liên quan:

Tòa án tối cao Ấn Độ quyết định “hành hình” hổ cái được cho là đã giết chết 13 người dân nước này (Theo Latest News)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com