Thực hư hồ nước quỷ biến tất cả động vật thành đá

22/10/2018 17:03

MTNN Cộng hòa thống nhất Tanzania là nơi sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên, trong đó có Hồ Natron được mệnh danh là “hồ quỷ” biến động vật thành đá.

Thực hư hồ nước quỷ biến tất cả động vật thành đá

Bí ẩn đằng sau hồ nước quỷ dị bậc nhất châu Phi

Picture1

Hồ Natron ở Tanzania là một trong những hồ thanh bình nhất ở châu Phi, vậy vì lý do gì khiến địa danh này trở thành nơi “chết chóc” nhất cả nước? (Ảnh:  OrangeSmile Tours )

Tên gọi của hồ Natron được đặt theo tính chất của hồ là hỗn hợp của muối và khoáng chất, hỗn hợp này được gọi là natron và khi mực nước giảm xuống người ta có thể nhìn thấy chúng. Natron là một hợp chất tự nhiên xuất phát từ tro núi lửa, thành phần chủ yếu bao gồm natri bicarbonate và natri cacbonat.

Hồ Natron nằm gần biên giới Kenya, lượng nước trong hồ được cho là đến từ các dòng suối giàu khoáng chất, khiến hồ có độ kiềm cao và pH đạt từ 9 đến 10,5. Nếu so sánh độ pH của nước hồ Natron với nước biển, chúng ta sẽ thấy điều vô cùng kinh ngạc. Trong khi nước biển có độ pH trung bình từ khoảng 7 đến 9, nước hồ Natron sở hữu độ kiềm cao đến độ mặn chát, có thể độc hại hầu hết các loài động vật.

Picture2

Độ pH cao rất ăn da, do đó nước hồ có thể đốt cháy da và mắt của động vật nếu chúng không thể thích ứng với nước hồ. Ngoài ra, nhiệt độ của hồ nước khi cạn cũng đạt ngưỡng 140 độ F, tương đương với 60 độ C (Ảnh: Hopolla)

Picture3

 Tất cả những đặc điểm trên làm cho hồ Natron trở thành địa danh nguy hiểm hơn bao giờ hết. Mặt nước được tạo bởi muối kiềm đôi khi khiến hồ Natron mang sắc đỏ hoặc hồng, thậm chí khi hồ cạn nó có thể mang màu da cam (Ảnh: Living + Nomads)

Picture4

Mặc cho tính chất nguy hiểm đối với động vật nói chung, hồ Natron vẫn là một trong những nơi sinh sản chính dành cho loài chim hồng hạc (Ảnh: Safari Adventures)

Picture5

Trong mùa sinh sản, số lượng chim hồng hạc lên đến 2 triệu con dùng hồ cạn làm nơi sinh sản chính tại khu vực châu Phi (Ảnh: smithsonianmag.com) 

Picture6

Cũng chính do sự phụ thuộc vào hồ Natron để sinh sản, loài chim hồng hạc này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa trực tiếp (Ảnh: Nick Brandt)

Khi mùa khô đến gần, lượng nước mưa giảm đi đáng kể khiến mực nước trong hồ giảm mạnh và để lộ những “hòn đảo muối”, đây là cứ điểm yêu thích của các loài chim muốn làm tổ tại đây.

Picture7

Những loài động vật chết trong hồ sẽ biến thành “tượng” theo đúng nghĩa đen thông qua quá trình vôi hóa. Không giống như các phương tiện truyền thông đưa tin, các loài động vật không hề biến thành đá và chết ngay sau khi tiếp xúc với nước hồ (Ảnh: fstoppers.com)

Picture8

Nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã bắt được những khoảnh khắc có một không hai của hồ Natron trong cuốn sách ảnh với tựa đề “Băng qua vùng đất hoang tàn” (Across the Ravaged Land) (Ảnh: Nick Brandt)

=> Hòn đảo khiến 129 nhà thám hiểm một đi không trở về

Hồ nước kỳ lạ tại châu Phi biến động vật thành những khối tượng đá (Theo nollyvines)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nốt sần trên lá sung có tác dụng gì?

Lá cây sung thường có nhiều nốt sần, có khi làm biến dạng lá. Trên thực tế, các chuyên gia tiết lộ những lá sung này lại còn có nhiều lợi ích hơn cả lá lành lặn

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com