Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

03/12/2024 15:43

MTNN Ngày 02/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg về việc đưa 03 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Hồ chứa nước Dầu Tiếng

Theo đó, 03 công trình thủy lợi: Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa; hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế; hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Phạm vi hành lang bảo vệ được quy định như sau:

Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa

Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ đầu kênh dẫn thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu và vai tràn theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ DC01 đến DC32, từ HC01 đến HC42 và từ BT01 đến BT18.

Cống lấy nước: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng về phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu về phía hạ lưu.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là từ cao trình đỉnh đập +121,3 m xuống cao trình 0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Cửa Đạt: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,84 km2 ứng với cao trình đỉnh đập là +121,3 m trở xuống phía lòng hồ.

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-69 đến KDC-ANQG-9.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ mép ngoài các trụ pin về phía lòng hồ; phía hạ lưu tràn xả lũ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ KDC-ANQG-1 đến ANQG-65.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra gồm các mốc từ PC-1 đến PC-50 và từ PC71 đến PC-90.

Tuyến đường ống Tuynen: Theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-66 đến ANQG-68.

Cống lấy nước dưới đập phụ 4 và kênh dẫn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu trở ra.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống code +0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Tả Trạch: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,3 km2 ứng với cao trình +53 m trở xuống phía lòng hồ.

Công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước

Đập chính: Phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50 m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781.

Cống lấy nước số 1, 2, 3: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh trở ra; chiều rộng khu vực bảo vệ cách chân mái ngoài kênh chính ra mỗi bên là 5 m.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là 40 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Dầu Tiếng: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 270 km2 ứng với mực nước dâng bình thường là +24,4 m trở xuống phía lòng hồ.

Quyết định nêu rõ, đối với phạm vi hành lang bảo vệ của các công trình đầu mối (đập chính, đập tràn, đập phụ, tuyến đường ống Tuynen, cống lấy nước và kênh dẫn) thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đối với phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước, tiếp tục thực hiện các hoạt động đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình; triển khai lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định tại Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; dự toán kinh phí, cắm mốc bổ sung (nếu cần) phạm vi hành lang bảo vệ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ.

Tuệ Văn

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/them-3-cong-trinh-thuy-loi-vao-danh-muc-cong-trinh-quan-trong-lien-quan-den-an-ninh-quoc-gia-102241202191700302.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất khẩu thủy sản tăng 17%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com