Sử dụng thuốc BVTV sinh học cần nâng cao kiến thức đồng bộ cho người nông dân

27/12/2024 11:14

MTNN Để phối hợp thực hiện Đề án "Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050", Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã phối hợp với nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành BVTV để đào tạo đồng bộ cho hàng trăm nghìn nông dân và cán bộ kỹ thuật trên cả nước.

Lãnh đạo Cục BVTV tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác với Lãnh đạo Công ty TNHH UPL Việt Nam về phối hợp thực hiện "Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Thuốc BVTV sinh học vì một nền nông nghiệp xanh

Bộ NN&PTNT cho rằng phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học là xu hướng tất yếu trên toàn cầu, là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp an toàn và bền vững, giảm thiểu tác hại, hậu quả của việc sử dụng thuốc BVTV hóa học, bảo vệ môi trường và phát triển đa dạng sinh học.

Bộ NN&PTNT ban hành quyết định số 5415/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là việc phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, an toàn, bền vững; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ công nghệ hiện đại trong sản xuất và sử dụng thuốc BVTV.

Đến năm 2030, nâng tỷ lệ sản phẩm thuốc BVTV sinh học trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam lên 30% so với tổng số thuốc BVTV; Tăng lượng sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng; Nâng tỷ lệ các cơ sở sản xuất thuốc BVTV sinh học lên đến 90% so với tổng số cơ sở sản xuất thuốc BVTV đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV; Ít nhất 80% các địa phương tập huấn về sử dụng thuốc BVTV sinh học an toàn và hiệu quả cho người sử dụng; xây dựng được mô hình sử dụng thuốc hiệu quả trên 9 nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (lúa, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, rau, sắn).

Để thực hiện được đề án này, việc khảo nghiệm, chọn lựa, sử dụng thuốc… đòi hỏi người nông dân cần có kiến thức cả về các loại thuốc và phương thức canh tác phù hợp. Việc triển khai đồng bộ trên cả nước cho đề án đòi hỏi nguồn lực rất lớn và cần có những đơn vị đầu tầu trong sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV sinh học hỗ trợ người nông dân nâng cao năng lực sản xuất.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ tích cực, góp công không nhỏ trong việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã triển khai chương trình hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trên cả nước về đề án này. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp lớn cùng chung tay với các đơn vị quản lý để triển khai dự án thực tế trên các dòng sản phẩm chủ lực như lúa, sầu riêng, rau màu…

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết các doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ tích cực, góp công không nhỏ trong việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
 

Doanh nghiệp tích cực hưởng ứng

Chiều 26/12, Cục BVTV tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH UPL Việt Nam về phối hợp thực hiện Đề án này. Thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên bao gồm 5 nội dung chính xoay quanh việc tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho nông dân, trong đó tập trung ưu tiên sử dụng thuốc sinh học và xây dựng tài liệu, quy trình phòng trừ sinh vật gây hại trên một số cây trồng chủ lực.

Dự kiến trong năm 2025, chương trình dự kiến tập huấn cho khoảng 40.000 nông dân tại 3 khu vực chính, gồm ĐBSCL, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên thuộc duyên hải Nam Trung bộ và Sơn La.

Hai mô hình cũng sẽ được xây dựng trên lúa tại tỉnh Long An và sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 300 triệu đồng.

Thông qua kinh nghiệm đã thực hiện ở Ấn Độ và một số quốc gia có điều kiện tương đồng, UPL đã giảm khoảng 20% lượng thuốc BVTV hóa học mà người dân sử dụng. Doanh nghiệp kỳ vọng có thể tái hiện thành tựu này tại Việt Nam.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, ngành nông nghiệp đang tiến nhanh đến nền sản xuất bền vững đòi hỏi việc nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, hiệp hội cũng như cơ quan quản lý ở địa phương. "Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức đồng bộ như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng hệ sinh thái sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, bảo vệ cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng", ông Đạt nhấn mạnh.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/su-dung-thuoc-bvtv-sinh-hoc-can-nang-cao-kien-thuc-dong-bo-cho-nguoi-nong-dan-102241227085051333.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đồng Hỷ nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo

Đồng Hỷ là địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 54%, địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế của người dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Bởi vậy, công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân luôn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm. Năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện giảm 2,79% (vượt 32% so với kế hoạch).

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com