Vào năm 2015, một nhóm khoa học Mỹ và Trung Quốc đã đến Tây Tạng để thu thập các mẫu băng băng lâu đời nhất Trái đất. Đầu tháng 1 năm 2020, họ đã công bố một bài viết trên bioRxiv chi tiết về việc phát hiện ra 28 nhóm vi rút mới trong băng có niên đại 15.000 năm. Các nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể giải phóng vi rút cổ xưa vào thế giới hiện đại.
Nhóm nghiên cứu đã khoan một hố sâu 50m trong sông băng để có được 2 lõi băng, rồi tiến hành khử nhiễm qua 3 giai đoạn. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp vi sinh để xác định dấu vết của sự sống trong các mẫu băng khai thác được. Điều này cho phép họ xác định 33 nhóm vi rút, đặc biệt là 28 loài vi rút cổ đại chưa từng biết trước đây.
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu hiện đang đe dọa khả năng của loài người trong việc liệt kê triệt để các dạng sống cực nhỏ và khả năng bảo vệ loài người an toàn trước các tác động của chúng. Ở mức thiệt hại tối thiểu, băng tan có thể dẫn đến việc mất kho lưu trữ vi khuẩn và vi rút tự nhiên có thể cung cấp cho chúng ta thông tin độc đáo về quá khứ của Trái đất.
Trong trường hợp xấu nhất, các nhà khoa học không loại trừ rằng những mầm bệnh cổ đại có thể xâm nhập vào môi trường và gây ra sự bùng phát của những căn bệnh mà khoa học hiện đại chưa từng biết.
Vũ Trung Hương