Bìm bịp có tên khoa học là Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.
Bìm bịp là một loài chim rất quen thuộc có màu lông nâu chấm đen, đến tuổi trưởng thành bộ lông của chúng sẽ có màu đen từ đầu đến đuôi, riêng đôi cánh có màu nâu đỏ, đôi mắt đỏ tươi và đôi chân đen nháy. Chúng còn là loài ăn thịt rất hữu ích vì có thể bắt chuột đuổi rắn cực kỳ hiệu quả.
Cũng chính bởi những đặc điểm trên dù kỹ thuật nuôi chim bìm bịp hơi khó nhưng nếu biết cách thuần hóa và chăm sóc tỉ mỉ thì loài chim này lại vô cùng có ích trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bìm bip có thể thay chó giữ nhà
Dù không biết nói như khướu hay vẹt, nhưng nhà bìm bịp có tiếng kêu rất to. Ngoài ra tính tình nhà bìm bịp có phần hung hãn, đi kèm ý thức bảo vệ lãnh thổ cực tốt nên hoàn toàn có thể giữ nhà cho con người.
Tính tình chim bìm bịp có phần hung hãn, đi kèm ý thức bảo vệ lãnh thổ cực tốt nên hoàn toàn có thể giữ nhà cho con người (ảnh: VnExpress)
Thường phải mất khoảng 2 - 3 năm, kĩ năng giữ nhà của chim bìm bịp mới trở nên thành thục. Đổi lại, chúng ta sẽ có một con chim với khả năng kêu báo động còn to hơn tiếng chó sủa, biết bay đến tấn công kẻ trộm vào nhà, lại đuổi được rắn. Hấp dẫn quá còn gì?
Kĩ thuật nuôi bìm bịp để thay chó giữ nhà
Đương nhiên bìm bịp không phải là loài có thể biết giữ nhà. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tập luyện và dạy cho chúng cách tự vệ và bảo vệ lãnh thổ của mình.
- Đối với bìm bịp được nuôi trong lồng, khi chúng gặp tiếng động sẽ kêu to hoặc kêu kiểu như con non đòi ăn.
- Khi chim đến tuổi trưởng thành, bạn hãy thả chim tự do trong phạm vi vườn nhà nhưng cẩn thận không chúng lạ đi mất nếu ham vui khi gặp con khác. Dần dần chim sẽ quen với vườn nhà bạn và xem đây như là lãnh thổ của chúng và sẵn sàng tấn công khi có kẻ xâm lấn.
-Sau mỗi đợt chim tấn công kẻ xâm lấn, bạn hãy thưởng cho chúng bằng những miếng mồi ngon. Dần dần chim sẽ quen và giữ nhà như một phản xạ có điều kiện (Bạn đang là người huấn luyện viên).
-> Vì sao ngựa lại ngủ đứng mà không nằm ngủ...cho khỏe ?
Nhiều nông dân nuôi đà điểu chia sẻ nuôi đà điểu nhàn nhã mà lại cho hiệu quả kinh tế cao (nguồn: VTC1)