Cá vây tay được nhận định là loài cá cổ đại nhất trên thế giới
Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc về giai đoạn giữa kỷ Devon, vào khoảng 410 triệu năm trước. Các loài cá vây tay tiền sử sống được trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn tồn tại vào cuối thời kỳ Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh.
Khối lượng trung bình của cá vây tay khoảng 80 kg và chúng có thể dài tới 2 m. Các nhà khoa học tin rằng cá vây tay có thể sống tới 60 năm đến 100 năm tuổi. Cá vây tay thường sống ở độ sâu khoảng 700m dưới mực nước biển.
Người ta tin rằng cá vây tay không tiến hóa gì nhiều so với các hình dạng trước đây của chúng trong hơn 400 triệu năm qua (Ảnh: Alamy Stock)
Hiện nay chỉ có hai loài thuộc chi Latimeria còn tồn tại, nhưng đây chính là những mẫu hóa thạch sống minh chứng cho sự tồn tại kỳ diệu sau cuộc đại tuyệt chủng kết thúc kỷ Phấn trắng. Loài cá này được cho là đã tuyệt chủng đến tận năm 1938, khi người ta tìm thấy các cá thể còn sống ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Phi, gần cửa sông Chalumna.
Nằm trong danh sách 30 loài sinh vật sống tại biển Nam Phi đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng, cá vây tay đang bị đe dọa bởi việc liên doanh thăm dò dầu khí trong khu vực. Tiến sĩ Adrew Venter, giám đốc điều hành của “Wildtrust”-một trong số các nhóm bảo tồn các sinh vật đại dương của Nam Phi cho biết: “Sự việc tràn dầu tại Vịnh Mexico vào năm 2010 đã khiến cho số lượng loài cá vây tay hao tổn đáng kể. Vì vậy, tôi lo ngại rằng nếu có một sự cố khác tương tự xảy ra tại iSimangaliso thì khả năng cao, nó sẽ quét sạch các loài cá vây tay còn tồn tại.”
Nhóm thăm dò dầu khí Eni đến từ Rome, Italy đang có ý định xây dựng một giếng khoan dầu ngoài đại dương dại với quy mô khoảng 400km trên biển. Venter lo ngại rằng việc dầu loang ra vùng nước biển chỉ là vấn đề thời gian, và các loài cá vây tay Sodwana sống trong khu vực 40km từ ranh giới phía bắc của trạm thăm dò, cách khu vực giếng khoang 200km sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề.
Các nhà nghiên cứu đến từ bảo tàng Quốc gia Kenya đang tiến hành khám nghiệm xác một cá thể cá vây tay do ngư dân bắt được (Ảnh: Simon Maina)
Mối lo ngại của các chuyên gia đang ngày càng gia tăng do cá vây tay là loài vật cực kỳ nhạy cảm với sự xáo trộn môi trường sống, bất cứ điều gì cản trở khả năng hấp thụ oxy đều đe dọa đến sự sống còn của chúng. Nguy cơ của các sự cố tràn dầu hay việc phát nổ trung tâm thăm dò ER263 sẽ đe dọa đến sự diệt vong của loài cá tiền sử này.
Mọi người cần phải cân nhắc đến việc các loài sinh vật đang bị đe dọa trước khi việc liên doanh thương mại này đã tiến triển quá xa và quá muộn.
=> Tê giác trắng đực Bắc Phi cuối cùng trên thế giới đã qua đời
Video liên quan:
Các nhà thám hiểm thích thú ghi lại quá trình tìm ra loài cá “hóa thạch sống” dưới đáy đại dương (Nguồn: Nat Geo WILD)