Baikal cũng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nếu tính theo khối lượng.
Hồ Baikal là hồ nước có tuổi thọ rất lâu đời với khung cảnh đẹp như tranh vẽ trải dài cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông (Ảnh: Parallel)
Hồ nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt trên bề mặt trái đất.
Hồ Baikal được hình thành cách đây 25 triệu năm, với diện tích bề mặt là 31.722km2. Cảnh sắc rực rỡ vào mùa xuân, mặt hồ đóng băng vào mùa đông và những hang động kỳ vĩ giúp hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1996.
Mặt hồ đóng băng và tạo ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vào mùa đông khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm (Ảnh: Pinterest)
Nhờ có sự trợ giúp của tàu ngầm và các thiết bị lặn tân tiến mà những năm gần đây các nhà khoa học đã có thể khám phá thêm nhiều điểu ẩn sâu dưới đáy hồ hàng triệu năm qua. Thông thường, các hồ nước chỉ có thể tồn tại từ 10 đến 14 nghìn năm tuổi vì sau khoảng thời gian này, hồ nước sẽ bị “bùn hóa” và biến thành đầm lầy.
Các nhà địa chất thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga phát hiện ra rằng dưới đáy hồ Baikal sau hàng triệu năm không hề xảy ra hiện tượng hóa thạch mà theo lẽ tất yếu thì sau một thời gian dài như vậy thì hiện tượng oxy hóa và quá trình phân hủy sẽ phải xảy ra. Tương truyền rằng, hồ nước này có “năng lực siêu nhiên”, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người hoặc thậm chí giúp họ trẻ mãi không già.
Không ít người sẵn sàng ngâm mình trong làn nước ở nhiệt độ 5 độ C, để được bất tử (Ảnh: Rebecca Shapiro)
Không chỉ nổi tiếng với làn nước trong vắt, và hiện tượng nước hồ đóng băng mà hồ Baikal còn có hiện tượng nước phát sáng gây chú ý trong giới khoa học. Victor Dobrynin là người phát hiện ra hiện tượng nước hồ Baikal phát sáng vào năm 1982.
Số liệu nghiên cứu thống kê cũng cho thấy mức độ phát quang của nước hồ thay đổi theo các khoảng thời gian trong năm, từ tháng 11 đến giữa tháng 1hiện tượng nước phát quang giảm và sau đó tăng dần lên. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này có thể do hiệu ứng của khí thải metan từ trầm tích dưới đáy hồ. Tuy nhiên, ý kiến ấy đã bị bác bỏ và đến nay tại sao nước hồ Baikal lại phát quang vẫn còn là một điều bí ẩn chưa được giải đáp.
Hiện tượng bong bóng dưới băng xảy ra ở hồ Baikal cũng là một điều hết sức thú vị (Ảnh: Rebecca Shapiro)
Nổi tiếng nhất trong vùng hồ là loài hải cẩu Baikal. Được cho đã di cư đến đây từ Bắc Băng Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.
Hồ Baikal cũng là nơi cư trú của hàng nghìn loài động, thực vật (Ảnh: Siberian Times)
=> 10 hồ băng đẹp nhất thế giới bạn nên ghé thăm một lần trong đời
Video liên quan:
Vẻ đẹp của hồ Baikal-hồ nước trong và sâu nhất trên thế giới (Nguồn: The Geographic Channel)