Các mối đe dọa khiến hổ Sumatra phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
Thị trường thương mại bất hợp pháp đặc biệt “yêu thích” loài hổ Sumatra (Ảnh: Wikipedia)
Loài động vật quý hiếm này bị sắn bắt và bán các bộ phận cơ thể cho mục đích y học hoặc để làm quà lưu niệm. Toàn bộ cơ thể hổ Sumatra có thể có giá lên đến 10.000 USD, khoản tiền này trở thành “miếng mồi ngon” cho những kẻ săn bắt trộm vô công rồi nghề trên đảo Sumatra, Indonesia- nơi quần thể hổ Sumatra cư trú với số lượng khoảng 400- 500 con.
Mặc dù hổ Sumatra đã được chính quyền tuyên bố cấm giao dịch trenet hị trường toàn cầu, các công tác bảo vệ vãn còn thiếu nhiều nguồn lực cần thiết để thực thi các biện pháp này (Ảnh: bz-berlin.de)
Ngoài nạn săn bắt trái phép, loài hổ Sumatra còn bị chính cư dân địa phương trên đảo săn giết, bởi họ cho rằng chúng sẽ đe dọa đến đàn gia súc mà họ chăn nuôi, cũng như đe dọa đến tính mạng của gia đình họ.
Ngoài bị săn giết, yếu tố môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân chính có khả năng đẩy hổ Sumatra vào nguy cơ tuyệt chủng (Ảnh: flickr.com)
“Nhà” của hổ Sumatra bị nạn cháy rừng phá hoại, đặc biệt khi cháy rừng ở cấp độ cao. Ngoài cháy rừng, ngành công nghiệp dầu cọ và keo được phát triển đồng nghĩa với việc phá rừng, khiến cho môi trường sống của hổ Sumatra bị phá hủy và phân chia. Điều này như “một đòn chí mạng” đối với loài động vật này khi mà chúng đòi hỏi một môi trường sống vô cùng rộng lớn.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác góp phần làm mất rừng bao gồm tăng dân số và phát triển đô thị. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong tương lai gần loài hổ Sumatra sẽ chỉ còn lại 20% diện tích rừng vốn có. Mất chỗ cư trú đồng nghĩa với việc nhiều loài động vật khác- bao gồm động vật là thúc ăn chủ yếu cho hổ Sumatra- cũng dần biến mất.
Những biện pháp “giải cứu” loài hổ Sumatra
Việc đưa loài hổ Sumatra vào danh sách cần được bảo tồn đã được thực thi từ những năm 1990, khi Dự án Hổ Sumatra (STP) được thành lập, và các nỗ lực bảo tồn cho đến hiện nay vẫn đang được tiến hành (Ảnh: WJCT News)
Trên thực tế, vào năm 2009 Tổng thống Indonesia đã thực hiện mục tiêu giảm nạn phá rừng trên toàn Sumatra, đây là một trong những nỗ lực thiết thực nhất để bảo vệ loài động vật này. Ngoài ra, nguồn tài chính đã được phân bổ cho các nỗ lực bảo tồn hổ Sumatra nhằm hỗ trợ các chương trình nhân giống và các đội chống săn trộm. Bộ Lâm nghiệp Indonesia hiện cũng đang làm việc với Sở thú Australia trong nhiều dự án bảo tồn loài động vật này.
=> Nguyên nhân thực sự khiến voi ma mút bị tuyệt chủng
Hổ Sumatra- Loài hổ cuối cùng của tự nhiên (Theo The Secrets of Nature)