Hạn chế phát triển chăn nuôi và ăn chay để chống biến đổi khí hậu

16/12/2019 14:01

MTNN Theo các nhà khoa học, để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu, cần phải giảm mạnh mức tiêu thụ thịt động vật, giống như cần phải ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và không sử dụng xe chạy động cơ đốt trong.

Theo Lancet Planetary Health, 50 chuyên gia thế giới đã ký bức thư gửi tới tạp chí kêu gọi các chính phủ các nước phát triển hạn chế tăng số đầu gia súc. Theo các nhà nghiên cứu, các quốc gia cần thiết lập khung thời gian mà sau đó số lượng động vật trang trại sẽ không tăng trưởng và bắt đầu giảm. Để tránh thảm họa khí hậu, cần phải đạt đến mốc đó không muộn hơn 2030.

Theo các nhà nghiên cứu, việc chuyển đổi nên được thực hiện trên cơ sở công bằng. Người tiêu dùng phải có được cơ hội thay đổi chế độ ăn uống của họ, còn nông dân nên chuyển sang sản xuất các sản phẩm thực vật. Hiện có nhiều người đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn chay vì lợi ích của Trái đất, tuy nhiên, để có hiệu quả thực sự, cần nhiều biện pháp tầm cỡ hơn.

Chăn nuôi đóng góp rất lớn vào biến đổi khí hậu. Mặc dù chỉ từ chối ăn thịt cũng sẽ không cứu được hành tinh, nhưng thảm họa không thể tránh khỏi nếu không thay đổi chế độ ăn.

Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng nhất chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng khí hậu không chỉ vì lượng khí mêtan mà gia súc tạo ra, mà còn vì sự chặt hạ rừng để làm đồng cỏ và trồng trọt thức ăn chăn nuôi. Theo một số ước tính, ngành chăn nuôi sử dụng hơn 80% đất nông nghiệp của thế giới, nhưng chỉ sản xuất ra 18% lượng calo tiêu thụ của nhân loại.

Các chuyên gia cho rằng thịt động vật nhai lại nguy hiểm cho khí hậu gấp 10 - 100 lần so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, cần phải giảm mạnh mức tiêu thụ thịt động vật, giống như cần phải ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và không sử dụng xe chạy động cơ đốt trong.

Tuy nhiên, nếu không hạn chế chăn nuôi, sẽ không thể đối phó với khủng hoảng. Trong số những lợi thế khác, có thể kể đến việc hạn chế chăn nuôi sẽ giúp chuyển đổi nhiều đất nông nghiệp thành rừng. Đây là một trong những cách tốt nhất để thu khí carbon dioxide từ khí quyển.

Trong khi nhân loại rõ ràng không sẵn sàng cho những hạn chế như vậy. Cho đến bây giờ, số lượng vật nuôi trên hành tinh chỉ có tăng lên. Nếu năm 1990, thế giới sản xuất 758 triệu tấn thịt, sữa và trứng thì đến năm 2017, con số này đạt 1.247 triệu tấn.

Với sự gia tăng dân số, nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi sẽ chỉ tăng lên. Để thay đổi triệt để, chỉ cần 1/5 dân số các nước phát triển và đang phát triển trở thành một người thuần chay và bắt đầu giảm 1/3 số thực phẩm bị phung phí.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cúm gia cầm H5 bùng phát tại Anh

Một trang trại tại Suffolk, Anh đã phát dịch cúm gia cầm H5, dù theo các quan chức sức khỏe cộng đồng nước này dịch bệnh là không nguy hiểm cho người.

Khí hậu ấm lên khiến nguồn cá và hải sản suy giảm

Qua thí dụ về bờ biển New England là một trong những vùng nhiều cá nhất nước Mỹ và Bắc Mỹ, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tình trạng khí hậu ấm lên khiến nguồn cá và hải sản nghèo đi, ảnh hưởng đến ngư dân và điều này cần phải được tính đến khi quản lý nguồn cá.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com