Các nhà nghiên cứu tin rằng không chỉ cần giám sát việc xử lý thuốc đúng cách để ngăn chặn chúng xâm nhập vào sông mà còn bắt buộc các công ty dược phẩm phải kiểm tra thuốc về mặt an toàn môi trường.
Sự xuất hiện của nồng độ thuốc nhỏ trong nước đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong vài năm qua. Thông thường, dấu vết của thuốc chống trầm cảm phổ biến Prozac (fluoxitine) và sertraline đã được tìm thấy trong nước. Ảnh hưởng của chúng đối với động vật được thể hiện ngay cả ở nồng độ chỉ một nanogram trên mỗi lít nước, tương đương với sự xâm nhập của một số hạt của chất vào bể bơi.
Vào năm 2014, Alex Ford của Đại học Portsmouth, Anh, đã phát hiện ra rằng loài lưỡng cư trở nên năng động hơn và bơi nhanh hơn dưới ảnh hưởng của Prozac. Nhưng một số loài thuộc lớp chân bụng (gastropods) nước ngọt mất khả năng bám vào chất nền.
Thuốc chống trầm cảm kích thích sinh sản ở động vật thân mềm hai mảnh vỏ như trai vằn (Dreissena polymorpha). Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy những bất thường ở bộ phận sinh dục xảy ra ở các con cá đực và cá sấu dưới ảnh hưởng của estrogen tổng hợp được sử dụng trong thuốc tránh thai. Kết quả là những con cá ghé đực (Rutilus rutiluscá da trơn) bị giảm khả năng sinh sản tới 76%.
Các tác giả của công trình nghiên cứu mới do giáo sư Bob Wong phụ trách, đã thử nghiệm xem fluoxitine thay đổi hành vi của cá gambusia holbrooki như thế nào. Hóa ra, hành vi của con cá riêng lẻ không thay đổi, nhưng trong các nhóm gambusia, fluoxitin ảnh hưởng đến nhiều đặc điểm của hành vi, bao gồm tần suất tương tác hung dữ và phản ứng với kẻ săn mồi. Những thay đổi như vậy có thể quan trọng đối với sự sống còn của cá. Kết quả nghiên cứu được mô tả trong tạp chí Biology Letters.
Bob Wong giải thích rằng nhiều loại thuốc hiện đại được thiết kế cho con người cũng có thể ảnh hưởng đến các loài không phải mục tiêu mà thuốc nhắm đến.
Bình luận về kết quả của nghiên cứu mới, giáo sư Frederic Leusch của Đại học Griffith, Úc, lưu ý rằng lần đầu tiên nghiên cứu xem xét tác động của ô nhiễm nước không phải đối với một cá thể, mà đối với động vật trong môi trường xã hội, phản ánh chính xác hơn các tình huống phát sinh trong tự nhiên.
Các nhà khoa học tin rằng vấn đề đòi hỏi sự chú ý chặt chẽ. Thuốc vào cống, không chỉ vì người tiêu dùng sơ suất vứt bỏ những viên thuốc không sử dụng, mà còn vì nhiều loại thuốc có thành phần nguyên vẹn được loại bỏ khỏi cơ thể con người.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như hoạt chất trong thuốc tránh thai, được bài tiết 50% - 60% qua đường tiểu. Theo ông, không dễ dàng ngăn chặn ô nhiễm thuốc đối với các vùng nước. Để làm điều này, các nỗ lực phải được thực hiện theo nhiều hướng cùng một lúc.
Hệ thống xử lý nước thải hiện tại cần phải được cải thiện. Người tiêu dùng thuốc nên nhận ra sự cần thiết phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý của họ và đánh giá một cách nghiêm túc nhu cầu thực tế cho việc sử dụng chúng.
Và các công ty dược phẩm nên phát triển một hệ thống đánh giá tác động môi trường của các sản phẩm được sản xuất.
Vũ Trung Hương