Giới khoa học Anh cảnh báo về hậu quả các loài côn trùng bị tuyệt chủng

19/11/2019 03:15

MTNN Theo các nhà khoa học Anh, các loài côn trùng đang trải qua “ngày tận thế” của chúng do ảnh hưởng của các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Sự biến mất của hàng trăm ngàn loài côn trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

Theo The Guardian, các nhà khoa học Anh đã báo động rằng các loài côn trùng đang trải qua “ngày tận thế” của chúng do ảnh hưởng của các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Sự biến mất của hàng trăm ngàn loài côn trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

Nhà sinh thái học Dave Goulson thuộc Đại học Sussex kêu gọi chú ý đến “ngày tận thế” ít nhận thấy của côn trùng. Theo ông, kể từ năm 1970, 40% trong số 1 triệu loài côn trùng được biết đến đã đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Nhà khoa học công bố phân tích chủ yếu liên quan đến hệ động vật của Vương quốc Anh, vì ở quốc gia này, côn trùng được nghiên cứu tốt nhất trên thế giới. Trong 100 năm qua, 23 loài ong và ong bắp cày đã biến mất, khi lượng thuốc trừ sâu được sử dụng chỉ tăng gấp đôi trong 25 năm qua. Tương lai cho loài bướm có vẻ đáng lo ngại nhất - các loài bướm sống ở Anh đã giảm 77% kể từ giữa những năm 1970 và các loài phổ biến ở khắp mọi nơi - giảm 46%. Các loài động vật khác, đặc biệt là các loài chim, cũng bị giảm số lượng vì sự đa dạng của các loài côn trùng giảm sút. Ví dụ, số lượng chim đớp ruồi chỉ ăn côn trùng bay đã giảm 93% kể từ năm 1967.

Các nhà môi trường tin rằng sự đa dạng loài vẫn có thể được cứu vãn nếu đưa ra các hạn chế nghiêm ngặt về sử dụng thuốc trừ sâu và có nhiều quỹ được phân bổ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và công viên thành phố.

Giáo sư Dave Goulson cảnh báo rằng nếu chúng ta không ngăn chặn sự giảm sút của các loài côn trùng, hậu quả cho tất cả sự sống trên Trái đất và sức khỏe của con người sẽ nghiêm trọng.

Các nghiên cứu về số loài côn trùng là cực kỳ hiếm, nhưng giáo sư Dave Goulson tin chắc rằng đã đến lúc phải hành động. Tôi đã rất lo lắng khi mọi người nói về sự cần thiết phải có các công trình nghiên cứu dài hạn mới. Điều đó thật tuyệt, nhưng chúng ta không thể đợi thêm 25 năm nữa trước khi hành động, vì khi đó sẽ là quá muộn. Các nhà sinh học Đức cũng đã đi đến một kết luận tương tự: một phân tích được thực hiện trong 10 năm tại 3 bang của Đức cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng, sinh khối và sự đa dạng các loài của côn trùng. Và một lần nữa, các nhà khoa học chỉ ra nông nghiệp với hóa chất và thuốc trừ sâu là thủ phạm chính.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đường dây tải điện khiến ong mật hung dữ hơn

Các nhà khoa học phát hiện thấy những con ong mật Apis mellifera tiếp xúc với các trường điện từ tương tự như các trường điện từ gần bề mặt đất quanh các đường dây điện, đã trở nên hung dữ hơn với nhau. Ngoài ra, khả năng huấn luyện của chúng bị giảm đáng kể.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com