Đèn điện khiến côn trùng diệt vong

25/11/2019 00:13

MTNN Báo Guardian ngày 22.11 cho biết, theo đánh giá toàn diện nhất từ các bằng chứng khoa học hiện có thì ô nhiễm ánh sáng là một yếu tố quan trọng khiến các loài côn trùng suy giảm số lượng mạnh nhưng hiện đang là một nguyên nhân bị "bỏ qua".

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng ánh sáng nhân tạo về đêm của con người có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống của các loài côn trùng, khiến chúng suy giảm số lượng mạnh. Cụ thể, ánh sáng làm dẫn dụ sâu bướm khiến chúng bị chết khi đâm đầu vào bóng đèn, các con côn trùng cũng dễ bị chuột và cóc giết hơn trong đêm vì có ánh đèn. Ngoài ra, ánh đèn còn khiến đom đóm không thể giao phối vì làm che dấu tín hiệu giao phối của chúng.

"Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm - kết hợp với mất môi trường sống, ô nhiễm hóa học, các loài xâm lấn và biến đổi khí hậu - đang thúc đẩy sự suy giảm côn trùng", các nhà khoa học đưa ra kết luận sau khi đánh giá hơn 150 nghiên cứu riêng lẻ. "Chúng tôi khẳng định ở đây rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là một điều quan trọng khác - nhưng thường bị bỏ qua - mang đến ngày tận thế của các loài côn trùng".

Khác với các loại ô nhiễm khác, có thể ngăn chặn ô nhiễm ánh sáng tương đối dễ dàng bằng cách tắt bớt đèn điện không cần thiết và sử dụng loại đèn có màu thích hợp. "Những cách như vậy có thể giảm đáng kể tổn thất của các côn trùng ngay lập tức", nhóm khoa học gia khuyến nghị.

Brett Seymoure, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Washington ở St Louis và là tác giả chính của bài nghiên cứu, cho biết: "Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là ánh sáng do con người gây ra từ đèn đường đến ánh lửa tại các dàn khai thác dầu. Nó có thể ảnh hưởng đến côn trùng trong hầu hết mọi phần có thể tưởng tượng được trong cuộc sống của chúng".

Sự sụp đổ dân số côn trùng đã được báo cáo ở Đức và Puerto Rico, và đánh giá khoa học toàn cầu đầu tiên, được công bố vào tháng 2.2019, cho biết sự suy giảm trên diện rộng đe dọa gây ra sự sụp đổ thảm khốc của hệ sinh thái tự nhiên.

Đánh giá mới nhất thì nhận định: "Côn trùng trên khắp thế giới đang suy giảm nhanh chóng. Sự vắng mặt của chúng sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho sự sống trên hành tinh này".

Theo thống kê, có tới 2 triệu loài côn trùng đang tồn tại trên Trái đất, đa số hiện chưa được nhiều người biết đến. Khoảng một nửa số loài côn trùng là loài sống về đêm. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo cũng ảnh hưởng tiêu cực với các loài côn trùng sống vào ban ngày.

Thiên Hà (theo Guardian)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cứu hộ thành công 15 con rái cá cực kỳ quý hiếm chưa mở mắt

Ngay sau khi nhận thông tin lực lượng chức năng phát hiện 15 con rái cá nhỏ cần cứu hộ, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát đã lập tức mang hộp, thức ăn và dụng cụ thú y đến hiện trường để sơ cứu những con vật cực kỳ quý hiếm đang non nớt này.

Bọc hạt giống bằng lụa tơ tằm để trồng cây trên vùng đất ngập mặn

Sau thử nghiệm thành công bọc hạt giống đậu bằng vỏ lụa tơ tằm, kèm theo vi khuẩn và chất dinh dưỡng giúp tăng năng suất cây trồng và thậm chí phát triển chúng trong vùng đất mặn, không thuận lợi, các nhà khoa học Mỹ muốn nhân rộng phương pháp này sang gieo trồng các loài thực vật khác.

Giới khoa học kêu gọi hành động khẩn cấp để tránh thảm hoạ về khí hậu

Khi đưa ra lời cảnh báo về thảm hoạ khí hậu mà nhân loại phải đối mặt, giới khoa học cho rằng, cơ hội để tránh điều tồi tệ nhất vẫn còn đó - tuy nhiên, điều này đòi hỏi các biện pháp ở tầm quốc tế để nhanh chóng giảm khí thải, chứ không phải là những lời hứa suông khi nhân loại tiếp tục tăng lượng khí thải.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com