Chương trình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cam Lâm: Hiệu quả từ mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản

26/12/2024 14:03

MTNN Năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn huyện Cam Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, thông qua việc hỗ trợ sinh kế, hàng trăm con bò sinh sản đã được trao đến tay người dân. Tiếp thêm sức mạnh, trợ lực kịp thời cho các hộ khó khăn trên hành trình thoát nghèo bền vững và từng bước ổn định về kinh tế.

Khi chúng tôi đến, chị Bo Bo Thị Khanh ở thôn Suối Cốc, xã Sơn Tân đang tất bật việc nhà, việc vườn. Nở nụ cười tươi vui, chị cho biết cách đây hơn 1 tháng, chị được hỗ trợ sinh kế là 2 con bò sinh sản. “Trong 2 con bò to khỏe, vừa đến tuổi sinh sản, lá thăm may mắn đã mang về cho gia đình tôi 1 con bò đang mang thai. Cách đây 3 ngày, bò đã sinh ra bê con khỏe mạnh và xinh xắn”, chị Khanh hồ hởi kể cho chúng tôi. Người phụ nữ Raglai đang sống chung với dì ruột ấy là mẹ của 3 đứa con thơ dại. Người dì đau yếu liên miên, cần người săn sóc hàng ngày. Trong khi các con nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, mọi gánh nặng cơm áo đổ lên vai chị. Mảnh vườn nhỏ bên hiên nhà không đủ cho bữa ăn hàng ngày, chị phải đi làm thuê làm mướn khắp nơi, khi lột vỏ keo, khi thu hoạch mía, lúc lên đồi trồng cây cho người ta. Ai thuê gì làm nấy. Vất vả nhưng cũng chỉ đủ qua ngày. Cái đói, cái nghèo cứ bám riết.

Chị Bo Bo Thị Khanh vui mừng khi vừa nhận bò đã có thêm bê con.

Để rồi vào những ngày cuối năm, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 mang đến cho gia đình chị sự động viên, tiếp sức. Tiểu dự án 2 của Dự án 3 chương trình này đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho gia đình chị bằng việc trao sinh kế là 2 con bò cái sinh sản. "Nhà nước còn cho mình hạt giống trồng cỏ để gieo sau vườn để chủ động được phần nào thức ăn cho bò; rồi hướng dẫn cho mình cách chăm sóc bò sao cho khỏe mạnh, phát triển tốt, không chỉ bò mẹ mà cả bò con. Hàng xóm láng giềng cũng người một tay, giúp đỡ dựng nên cái chuồng bò che mưa che nắng”, chị Khanh kể trong niềm vui và tràn đầy hy vọng.

Cùng chung niềm vui nhận bò, gia đình bà Bo Bo Thị Súc ở thôn Valy, xã Sơn Tân cũng ngập tràn tiếng cười khi những con bò cái khỏe mạnh được giao cho gia đình. Vậy là nay gia đình bà đã có thêm sinh kế, thêm niềm hy vọng, góp phần đáng kể cho quá trình thoát nghèo và vươn lên ổn định. “Đi học cách nuôi bò, nhất là bò sinh sản. Khi sinh thì phải cho ăn như thế nào, khi cần phải gọi cho ai. Bê con ra đời thì phải làm sao… Đó là những kiến thức đã được cán bộ xã hướng dẫn cho. Trong xã còn lập thành từng nhóm để hỗ trợ nhau khi cần”, bà Súc cho biết thêm.

Những ngày qua, niềm vui sinh kế mới cũng lan tỏa đến hàng chục hộ dân tại thôn Văn Sơn, xã Cam Phước Tây. 23 hộ dân trong thôn thuộc diện cận nghèo và mới thoát nghèo với sinh kế chưa ổn định. Hầu hết đều phải đi làm thuê, làm mướn theo mùa vụ, ai thuê gì làm đó khá bấp bênh. Cùng với hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, cả về giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, các hộ dân còn nhiều khó khăn nơi đây còn được hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò cái sinh sản. Theo lãnh đạo UBND xã Cam Phước Tây, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã đã và đang góp phần quan trọng trong sự phát triển KT-XH ở địa phương. Không chỉ đầu tư về hạ tầng, chăm lo cho giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, mà các mô hình sinh kế được triển khai đã từng bước trợ giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo từng bước vượt khó, vươn lên ổn định. Trong đó, chương trình sinh kế hỗ trợ bò sinh sản năm 2024 trên địa bàn xã triển khai tại thôn Văn Sơn đối với 23 hộ dân giúp cho các hộ hộ cận nghèo, mới thoát nghèo có thêm điều kiện để thoát nghèo bền vững.

Tương tự, theo lãnh đạo UBND xã Sơn Tân, đầu năm 2024, xã có 15 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, KT-XH ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, việc triển khai các chương trình, dự án phát triển KT-XH được lồng ghép và triển khai có hiệu quả. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã có nhiều thay đổi, đời sống bà con nhân dân ngày một ổn định, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Đến nay, xã chỉ còn 3 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo.

Lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm cho biết, trên địa bàn huyện có xã Sơn Tân thuộc khu vực III; các thôn Valy, Suối Cốc (Sơn Tân), Suối Lau 3 (Suối Cát), Văn Sơn (Cam Phước Tây) là 4 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện chủ yếu trồng: điều, mì, keo, chuối; chăn nuôi bò, heo, gà ở quy mô nhỏ lẻ và làm thuê, làm mướn. Nhờ triển khai đồng bộ các nội dung của Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến nay, thu nhập bình quân của người DTTS năm 2024 là 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS năm 2024 còn 12 hộ, chiếm tỷ lệ 0,7% và giảm 63 hộ so với năm 2021. Trong đó, việc triển khai có hiệu quả các dự án trong Chương trình là yếu tố quan trọng, nhất là việc triển khai phương án hỗ trợ sản xuất Tổ cộng đồng thôn Văn Sơn, xã Cam Phước Tây và xã Sơn Tân. Cụ thể, ngoài việc đã triển khai xong nội dung hỗ trợ bò cái sinh sản cho 23 hộ dân ở thôn Văn Đăng, xã Cam Phước Tây và 45 hộ ở xã Sơn Tân, hiện nay, Chương trình đang triển khai mô hình sinh kế hỗ trợ cho 83 hộ dân ở thôn Suối Lau 3, xã Suối Cát. Tổng kinh phí thực hiện mua bò hỗ trợ cho hộ dân là gần 5 tỷ đồng. Đi kèm với hỗ trợ bò sinh sản, huyện Cam Lâm cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, cùng UBND các xã liên quan tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho người dân. Các nhóm cộng đồng Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nuôi bò sinh sản được thành lập nhằm tập hợp các hộ được hỗ trợ bò cùng nhau trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản. Các nhóm này có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn khi cần.

HỒNG ĐĂNG

Nguồn baokhanhhoa.vn
Link bài gốc

https://baokhanhhoa.vn/kinh-te/202412/chuong-trinh-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-cam-lam-hieu-qua-tu-mo-hinh-sinh-ke-nuoi-bo-sinh-san-71b4cd4/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com