Núi lửa St. Helens - Hoa Kỳ
Diện tích rừng rộng lớn bị ảnh hưởng bởi nhiều lớp trầm tích núi lửa, các dòng pyroclastic sinh ra từ các vụ phun trào trong quá khứ của núi lửa St. Helens (Ảnh minh họa)
Núi lửa St. Helens tại Washington phun trào vào năm 1980 được nhận định là sự kiện núi lửa nguy hiểm nhất và tàn phá nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ước tính có 57 người thiệt mạng và hàng ngàn động vật bị chết. Theo Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ, núi lửa St. Helens có thể sẽ vẫn tiếp tục phun trào, họ dự tính lần hoạt động tiếp theo sẽ khiến môt lượng tro bụi lớn bay vào địa phân Tây Bắc Thái Bình Dương.
Núi lửa Agung - Indonesia
Bức ảnh được chụp vào sáng ngày 27.11.2017 cho thấy núi lửa phun trào tại khu vực Beaskih (Ảnh minh họa)
Núi lửa Agung, Indonesia hoạt động tiên tục và vụ phun trào lớn gần đây nhất là năm 1963, được cho là thảm họa phun trào lớn nhất nước này. Vụ phun trào 1963 kéo dài tận 11 tháng, giết chết 1000 người và hàng loạt tài sản. Theo chương trình núi lửa toàn cầu, núi lửa Agung nằm trong khu vực có dân số lên đến 4 triệu người
Núi lửa tại núi Phú Sĩ - Nhật Bản
Hình ảnh ngọn núi Phú Sỹ với nguy cơ tiềm ẩn phun trào dung nham, ở vị trí cách thủ đô Tokyo 100 km (Ảnh minh họa)
Theo một báo cáo từ chương trình Volcano World của Đại học bang Oregon, núi Phú Sỹ đã không hoạt động kể từ lần phun trào mãnh liệt nhất năm 1707. Vào năm 2014, các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ núi lửa này sẽ phun trào bởi tác động của trận động đất lịch sử mạnh 9.0 độ richter xảy ra năm 2011. Theo Chương trình núi lửa toàn cầu, nếu dự báo này trở thành hiện thực, 25 triệu dân cư tại khu vực xung quanh sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Núi lửa Merapi - Indonesia
Núi lửa Merapi tại Indonesia vào ngày 02 tháng 11 năm 2010 (Ảnh minh họa)
Đây là núi lửa thứ hai của Indonesia trong danh sách này. Núi Merapi đã liên tục bùng nổ trong nhiều thế kỷ. Theo NASA, nguy cơ lớn nhất của Merapi là dòng chảy pyroclastic, có thể lây lan trên các khu vực rộng lớn và đe dọa tính mạng của hàng ngàn người dân. Theo như Chương trình núi lửa toàn cầu, lần núi lửa Merapi phun trào gần nhất là ngày 11.5 năm nay đã phun vào không khí lượng lớn khí gas và tro bụi, khiến khu vực đông dân cư gần đó pahir sơ tán khẩn cấp.
=> 500 triệu người sống cạnh núi lửa vì các ưu đãi kinh tế