Núi lửa là gì ?
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F). Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. (Nguồn: Wikipedia)
Vì sao có núi lửa ? Hiện tượng núi lửa là gì ? (Theo Khám phá khoa học)
Nguyên nhân hình thành núi lửa
Nhiệt độ bên dưới bề mặt trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía lõi trái đất (hay tâm trái đất). Với độ sâu 20 dặm (khoảng 32 km) bên dưới bề mặt trái đất, nhiệt độ tại đây nóng đến mức có thể nung chảy gần như tất cả loại đá. Còn ở tâm trái đất, nhiệt độ còn khủng khiếp hơn, vào khoảng 6000 độ C.
Hiện tượng núi lửa phun trào so áp lực từ hồ mắc ma quá lớn (Ảnh minh họa)
Ở môi trường nhiệt độ nóng như vậy, các loại đá sau khi nóng chảy cần nhiều không gian hơn, do đó tại một số vùng trên thế giới, các dãy núi thường bị nâng cao lên. Bên dưới các ngọn núi này áp suất không lớn, dẫn đến việc hình thành những hồ mắc ma (magma), những hồ này hình thành từ chính lượng đá bị nóng chảy.
Sau khi hình thành, hồ mắc ma tiếp tục đùn lên, khiến các ngọn núi cao lên liên tục. Một khi áp lực tạo ra bởi hồ mắc ma lớn hơn áp lực do lớp đất đá bên trên, mắc ma sẽ phun trào tạo ra hiện tượng núi lửa.
Trải qua quá trình phun trào, nhiều chất rắn kèm theo khí ga nóng bị phun lên cao, các vật chất này tràn xuống sườn núi và chân núi, tạo ra ngọn núi hình nón.
Video liên quan:
Cận cảnh núi lửa phun trào ở Senabong (Theo Kênh tổng hợp)
=> 500 triệu người sống cạnh núi lửa vì các ưu đãi kinh tế