Khuyến khích chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học

31/10/2019 11:01

MTNN

Bắc Giang là tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Trước khi bệnh DTLCP xảy ra, tổng đàn lợn của Bắc Giang đạt 1,1 triệu con. Đến thời điểm 1/10/2019, đàn lợn trên địa bàn tỉnh chỉ còn 752 nghìn con (bằng 68% tổng đàn trước khi có dịch), trong đó, lợn nái gần 66 nghìn con, lợn đực giống 900 con, lợn thịt 685 nghìn con.


Bắc Giang khuyến khích tái đàn lợn ở những nơi đảm bảo an toàn về chăn nuôi. (Ảnh minh họa: KV)

Chống dịch như “chống giặc”

Bệnh DTLCP xảy ra tại Bắc Giang vào tháng 3/2019. Với diễn biến phức tạp, tính đến ngày 14/10, toàn tỉnh có trên 39.500 hộ có lợn bị thiệt hại, phải chôn hủy 272.361 con lợn (gần 25% tổng đàn) với tổng trọng lượng 14.469,5 tấn.

Để chống dịch đạt hiệu quả, Bắc Giang đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đồng thời xác định phương châm “chủ động, bình tĩnh, cương quyết, không hoang mang”.

Theo đó, UBND tỉnh tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi, chỉ đạo thành lập các Đoàn kiểm tra công tác phòng chống DTLCP ở các cấp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Sau 7 tháng triển khai, DTLCP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bắt đầu được kiểm soát và khống chế, số lượng lợn ốm chết buộc phải chôn hủy hàng ngày đã giảm mạnh. Thời gian cao điểm trong tháng 5, có ngày chôn hủy từ 6.000-8.000 con, từ đầu tháng 9 đến nay bình quân mỗi ngày chỉ có 20-30 con lợn ốm chết buộc phải tiêu hủy.

Hiện tại đã có 184 xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh lợn ốm, chết phải tiêu hủy. Tuy nhiên, đã có 28 xã đã tái phát dịch trở lại sau 30 ngày không phát sinh dịch tại 8/10 huyện, thành phố.

Chỉ tái đàn lợn ở những nơi đủ điều kiện

Tuy bị thiệt hại do dịch bệnh, song chăn nuôi lợn của Bắc Giang vẫn có tiềm năng phát triển. Trong đó, 335 trang trại an toàn không bị thiệt hại, đặc biệt 2 trại lợn ngoại giống gốc của tỉnh vẫn an toàn là nguồn cung lợn nái ngoại trong tỉnh thời gian tới.

Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sản xuất theo chuỗi liên kết được các cơ sở chăn nuôi quan tâm thực hiện nhiều hơn đã góp phần thực hiện tốt trong phòng, chống bệnh DTLCP.   

Vì vậy, việc tái đàn trong chăn nuôi lợn được tỉnh quan tâm. Trong đó, địa phương thực hiện quan điểm chỉ đạo: Tại các xã có DTLCP chưa qua 30 ngày, không được phép tái đàn trong vùng dịch. Tại các xã có DTLCP đã qua 30 ngày: Đối với các trang trại chưa bị dịch thuộc diện cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định được phép tái đàn 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Đối với trang trại đã bị dịch thuộc diện cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi có quy trình và thực hiện nhiệm nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định được phép tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTLCP, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Các cơ sở chăn nuôi không đáp ứng các điều kiện trên, không khuyến khích tái đàn.

Khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học

UBND tỉnh Bắc Giang xác định, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hiệu quả trong phòng chống DTLCP. Từ nay đến Tết Nguyên đán 2020, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại rất cao, vì vậy, tỉnh Bắc Giang tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp tổng thể. Trong đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người chăn nuôi về dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin khác nhằm đảm bảo hiệu quả phòng dịch. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, chăn nuôi theo chuỗi, xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Song song với đó, tiếp tục triển khai tích cực, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch với mục tiêu khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch xâm nhiễm vào các trang trại, hộ chăn nuôi lớn, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi có lợn nái, lợn đực giống. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, lưu thông động vật trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ chăn nuôi có sản phẩm lợn an toàn được xuất bán và tiêu thụ.

Đặc biệt, thực hiện tái đàn có kiểm soát; từng bước quản lý, kiểm soát chăn nuôi nông hộ lẻ, tập trung khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn, chăn nuôi theo chuỗi khép kín. Chủ động hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, các tập đoàn chăn nuôi lớn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: vắc xin, chế phẩm sinh học, quy trình chăn nuôi hữu cơ, phòng chống dịch bệnh,… vào sản xuất chăn nuôi lợn./.

BT
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com