Không đọc thì làm sao biết thông tin xấu, độc?

07/11/2019 20:15

MTNN

Sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Bảng điện tử cho thấy có 83 đại biểu Quốc hội đã đăng ký chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn (Ảnh: KT).

Sẽ có quy định xử lý tin giả trên mạng xã hội

Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nêu vấn đề, hiện nay người dùng mạng xã hội Việt Nam có thể tạo ra một cơ quan truyền thông mà nhiều người gọi là “báo chí nhân dân”. Trong đó. có nhiều trang mạng xấu, độc nhưng cũng có một lượng độc giả lớn hình thành các luồng dư luận tác động xấu đến đời sống xã hội.

Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cũng nhấn mạnh, bà con cử tri bức xúc trước việc nhiều người lợi dụng đưa các thông tin lên mạng xã hội không đúng sự thật nói xấu xuyên tạc, lôi kéo, kích động gây hậu quả xấu. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng sẽ có những khuyến cáo gì để giúp cho người dân nhận biết đâu là những thông tin sai lệch và sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn những thông tin trên?

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, câu chuyện tin xấu, độc trên mạng xã hội là câu chuyện mang tính toàn cầu, không chỉ riêng nước ta mà cả thế giới đang phải đối diện.

Để ngăn chặn, theo Bộ trưởng, yếu tố đầu tiên cần có chính là hành lang pháp lý. Bộ trưởng cho biết, hiện Việt Nam đã có hành lang pháp lý là Luật An ninh mạng, an toàn mạng, nhưng các quốc gia đều có quy định riêng xử lý tin rác, tin giả. Chẳng hạn, Singapore đã có luật về xử lý tin giả với chế tài xử lý rất mạnh. Người tung tin có thể bị phạt hàng triệu USD, có thể đi tù. Người đứng đầu mạng xã hội tung tin giả cũng vậy.

Vì vậy, Việt Nam sẽ phải ban hành quy định pháp luật về vấn đề này. “Hiện Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin & truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả” - Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng thẳng thắn, “phải nói thật là tin xấu độc cũng có khi từ chính chúng ta”. Bởi nếu như chúng ta đọc một tin xấu là vô hình chung nuôi tin xấu vì mỗi lần đọc tin xấu là một lần có view, người đưa tin đấy được hưởng lợi, tức là quảng cáo tăng lên.

Do đó, vấn đề quan trọng là giáo dục nâng cao nhận thức sống những không gian mạng. Bộ trưởng cho biết, đã kiến nghị làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa giáo dục kỹ năng số vào trường phổ thông từ cấp từ cấp học phổ thông.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, những người sử dụng mạng nếu không đọc thì làm sao biết nó là xấu, độc. Vấn đề là người đọc làm thế nào để tự bảo vệ mình, phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai sự thật.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân trần: Chúng ta xem một lần, vài lần thấy thông tin không đúng thì nên thể hiện thái độ. Trong các thông tin trên mạng xã hội thì thường có phần dislike, chúng ta nên thể hiện thái độ bằng việc đó.

Người Việt Nam dành 2,5-3 giờ/ngày trên mạng xã hội

Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: KT)

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn, quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về xu hướng sử dụng điện thoại thông minh của giới trẻ, còn các đô thị thì đua nhau xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của điện thoại thông minh đến sức khỏe con người.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng nhiều smartphone và mạng xã hội cao. “Thời gian chúng ta dành cho smartphone, mạng xã hội cũng cỡ khoảng 2,5-3 tiếng một ngày, vào loại cao trên thế giới. Cái gì cũng có 2 mặt, nếu chúng ta lạm dụng nó sẽ có nhiều vấn đề, hệ lụy”, Bộ trưởng Hùng phát biểu.

Theo Bộ trưởng, một số nước họ ra quy định tuổi dùng smartphone, một số nước khác quy định  trẻ em chơi games, hạn chế giờ giấc hạn chế, tổng thời gian, thời gian chơi. “Đây là vấn đề mà Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển” – Bộ trưởng cho biết.

Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đến 14h45.

Chốt lại 3 ngày chất vấn, từ 14h45 đến 16h45, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8./.

Kim Thanh
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com