Xác định thủ phạm gây ra cái chết của khủng long

18/01/2020 12:15

MTNN 66 triệu năm trước, 2 sự kiện bi thảm tàn phá Trái đất, trong đó, tiểu hành tinh rơi xuống đã giết chết khủng long còn hoạt động núi lửa dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần giúp khôi phục sự sống sau hậu quả do thiên thạch rơi gây ra.

Theo Science, cái chết của khủng long chỉ có thể là do lỗi của tiểu hành tinh (asteroid) rơi xuống Trái đất, chứ không phải hoạt động của núi lửa.

Đây là kết luận của một nhóm khoa học quốc tế do các chuyên gia từ Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu. Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến một kết luận thống nhất nào về lý do khủng long bị tuyệt chủng. Có 2 giả thuyết chính trong giới khoa học, là một thiên thạch rơi xuống Trái đất và hoạt động núi lửa cách đây 66 triệu năm ở Ấn Độ trong khu vực được gọi là bẫy Deccan.

Để thiết lập sự phát thải chính xác của khí núi lửa, một nhóm nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ các hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ carbon dioxide vào khí quyển. Cuối cùng, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng hầu hết lượng khí carbon dioxide đã đến khí quyển rất lâu trước khi một thiên thạch rơi xuống. Thành thử, một đòn tấn công thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra cái chết cho khủng long.

Hoạt động núi lửa ở cuối kỷ Phấn trắng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần, khi nhiệt độ trên Trái đất tăng trung bình 2 độ C. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, điều này không thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt, một số loài chỉ đơn giản di chuyển đến cực bắc hoặc cực nam để duy trì điều kiện sống bình thường của chúng.

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, núi lửa có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của các loài khác nhau sau khi khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch rơi.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sân bay Heathrow trang bị hệ thống phát hiện vật thể bay không người lái

Sau khi lắp đặt một hệ thống chặn tín hiệu từ máy bay không người lái do Israel phát triển, giờ sân bay Heathrow của London (Anh) còn trang bị thêm một hệ thống phát hiện drone của công ty Thales của Pháp không chỉ có thể xác định máy bay không người lái mà còn tìm được vị trí của kẻ điều khiển đã vi phạm khu vực cấm bay.

Xứ lý căn bản các loại ‘rác’ viễn thông, phát triển thị trường lành mạnh

Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành thông tin-truyền thông (TT-TT) năm 2020 nhấn mạnh việc xứ lý căn bản các loại “rác” viễn thông như SIM “rác”, tin nhắn “rác”, thoại “rác”, thứ “rác”… là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững và lành mạnh.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com