Xứ lý căn bản các loại ‘rác’ viễn thông, phát triển thị trường lành mạnh

17/01/2020 22:15

MTNN Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành thông tin-truyền thông (TT-TT) năm 2020 nhấn mạnh việc xứ lý căn bản các loại “rác” viễn thông như SIM “rác”, tin nhắn “rác”, thoại “rác”, thứ “rác”… là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững và lành mạnh.

Đảm bảo nền tảng viễn thông sạch

Đối với lĩnh vực Viễn thông, mục tiêu chính là chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng ICT, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại để thúc đẩy chuyển đổi số.

Năm 2020, mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam được triển khai thương mại cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới. Minh chứng cho điều này, mới đây (ngày 17.1), Viettel đã chính thức thực hiện cuộc gọi trên mạng 5G trên thiết bị “Make in Vietnam” do đơn vị này nghiên cứu và phát triển. Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam gia nhập top 5 nước đầu tiên sản xuất được thiết bị mạng 5G, sau Thuỵ Điển (Ericsson), Phần Lan (Nokia), Trung Quốc (Huawei, ZTE) và Hàn Quốc (Samsung).

Theo Chỉ thị số 01 của Bộ TT-TT, các doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò và trách nhiệm là nền tảng của hạ tầng số, thanh toán số, mobile money, phải làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số như công nghệ 5G, IoT, Big Data, AI… Các doanh nghiệp viễn thông mang trong mình sứ mạng của doanh nghiệp nền tảng với trách nhiệm xã hội bảo đảm một nền tảng viễn thông cũng như các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông phải sạch.

Xứ lý căn bản các loại “rác” viễn thông như SIM “rác”, tin nhắn “rác”, thoại “rác”, thứ “rác”… là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững và lành mạnh...

Bên cạnh đó, nâng bậc và cải thiện thứ hạng về chỉ số phát triển CNTT-TT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) lên thứ hạng từ 80 – 85. Đến hết năm 2020, Việt Nam có thứ hạng từ 38 – 39 quốc gia dẫn đầu về tiêu chí ứng dụng CNTT-TT trong Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu.

“Make in Vietnam” là định hướng lớn

Đối với lĩnh vực Công nghiệp ICT, phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chun và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nói riêng là định hướng quan trọng để xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển.

“Make in Vietnam” là một định hướng lớn, là tuyên bố về sự chuyển dịch từ gia công, lắp ráp sang làm sản phẩm Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, tập trung giải quyết bài toán Việt Nam, từ đó vươn ra thế gưới. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT phải đi đầu trong chiến lược “Make in Vietnam”.

Trong chỉ thị số 01 của Bộ TT-TT cũng nêu rõ 5G là hạ tầng rất quan trọng của kinh tế số, xã hội số, do đó việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có sản xuất các thiết bị 5G...

Ngoài ra, đối với lĩnh vực Công nghiệp ICT, Chỉ thị số 01 của Bộ TT-TT cũng nhấn mạnh tới việc phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng công nghệ dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ công nghệ nền tảng, tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Thu Anh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com