Phát triển công nghệ lưỡng dụng phục vụ quốc phòng và dân sự

12/11/2019 21:15

MTNN Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ KH-CN, Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan xây dựng, lựa chọn những chương trình, nhiệm vụ KH-CN lưỡng dụng, đặc biệt là những ngành tiềm năng của cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó chú trọng không gian mạng và không gian vũ trụ.

Theo Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa dự Hội nghị định hướng nghiên cứu KH-CN trong Bộ Quốc phòng (chiều 12.11) và nhận định: “Làm chủ KH-CN, tiến tới làm ra các sản phẩm mới phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội phải bằng việc cụ thể và đột phá từ quân đội…”.

Nói về các nhiệm vụ nghiên cứu KH-CN mang tính lưỡng dụng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu phải đổi mới cơ chế quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học; có cơ chế kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KH-CN trong ngắn hạn và dài hạn sẽ được hưởng lợi ích vật chất trực tiếp (thuế, tài chính, đất đai) và cả tinh thần thông qua các hình thức tôn vinh…

Vì vậy, những chương trình, đề tài “hạt nhân” của khoa học kỹ thuật quân sự, khoa học lưỡng dụng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu KH-CN hiện nay. Thuật ngữ “công nghệ lưỡng dụng” được dùng để chỉ các lĩnh vực công nghệ có thể ứng dụng, thiết kế, chế tạo các sản phẩm quân sự và các sản phẩm phục vụ cho mục đích dân sự. Trong lĩnh vực bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, các nước trên thế giới đều quan tâm và dành ưu tiên cao cho nghiên cứu, phát triển công nghệ lưỡng dụng.

Theo Bộ Quốc phòng, giai đoạn 2011 - 2020, công tác nghiên cứu KH-CN quân sự có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, quân đội đã có các công trình nghiên cứu, tiếp thu học hỏi các công nghệ tiên tiến để làm chủ nhiều lĩnh vực khó với trình độ kỹ thuật cao, một số công nghệ ngang tầm thế giới. Các cơ sở nghiên cứu đã có gắn kết với sản xuất, cơ chế hợp tác chính thức và phi chính thức được đẩy mạnh...

Phó thủ tướng đồng ý với một số kiến nghị của Bộ Quốc phòng. Cụ thể, tiếp tục thực hiện các chương trình, đề tài liên quan đến các sản phẩm, mục tiêu ưu tiên; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; khuyến khích các đơn vị ngoài quân đội tham gia nghiên cứu phục vụ quốc phòng; đổi mới cơ chế tài chính để sản xuất các sản phẩm lưỡng dụng…

Bộ Quốc phòng cũng đề xuất Chính phủ cho phép mở mới một số chương trình, đề án, nhiệm vụ KH-CN có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn 2021 - 2025.

Thu Anh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các công nghệ tiết kiệm năng lượng giúp giảm hàng triệu tấn phát thải CO2

Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (Báo cáo EOR19) do Đại sứ quán Đan Mạch công bố vừa qua, việc triển khai các công nghệ tiết kiệm năng lượng có thể làm giảm phát thải CO2 hàng năm ở mức 83 triệu tấn vào năm 2030, và 237 triệu tấn vào năm 2050 trong các ngành điện, công nghiệp và giao thông vận tải.

Trung Quốc phát triển bộ cảm biến y học bằng lụa tơ tằm

Bộ cảm biến do các nhà khoa học tại Đại học Thanh Hoa (Tsinghua),Trung Quốc, phát triển gọn nhẹ như miếng dán, bao gồm 6 cảm biến điện hóa dựa trên lụa tơ tằm có bổ sung các hạt nano graphite pha lẫn các nguyên tử nitơ để xác định đồng thời các chất chuyển hóa trong mồ hôi.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com