Phát hiện nguyên nhân gây ung thư di căn

15/02/2020 10:15

MTNN Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga, Đại học Geneva và Đại học Fuzhou đã phát hiện ra một loại protein tham gia phát triển ung thư phổi và khối u ác tính, tạo thành các khối u di căn.

Khám phá này mở ra những khả năng mới để chữa trị hiệu quả di căn của hai loại ung thư này bằng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu, Đại học Liên bang Viễn Đông cho biết ngày 14.2.

"Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Viễn Đông, Đại học Geneva và Đại học Fuzhou đã tiết lộ rằng protein WDR74 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khối u nguyên phát và di căn của khối u ác tính và ung thư phổi. Khi các nhà khoa học tăng lượng protein, họ quan sát thấy hoạt động tăng lên của các tế bào ung thư. Ngược lại, khi lượng protein bị giảm, các tế bào đã mất khả năng sản xuất di căn và trở nên dễ bị hóa trị", Đại học Liên bang Viễn Đông cho biết trong một thông cáo báo chí, giới thiệu toàn văn nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành ung thư học Cancer Letters and Oncogene.

Trong hầu hết các loại bệnh ung thư, bệnh nhân chết không phải do khối u chính, mà do di căn ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng quan trọng. Các khối u di căn xuất hiện ở một giai đoạn phát triển khối u nhất định, khi khối u bắt đầu đẩy các tế bào xâm nhập vào máu. Các tế bào như vậy được gọi là tế bào ung thư lưu hành, chúng châm ngòi di căn, hoặc khối u thứ phát, xuất hiện ở các bộ phận cơ thể ngẫu nhiên. Chỉ một lượng nhỏ tế bào ung thư lưu hành - một phần mười hoặc thậm chí một phần trăm - có thể tạo ra di căn.

Vài năm trước, các nhà khoa học của Đại học Fuzhou đã tìm cách xác định sự khác biệt giữa các tế bào ung thư lưu hành từ các tế bào phát ra khối u thứ cấp. Để làm điều đó, họ đã thực hiện phân tích protein của các tế bào ung thư và phát hiện ra rằng các tế bào tạo ra di căn có lượng protein WDR74 gấp đôi so với những tế bào ung thư lưu hành khác. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng protein này hoạt động như một "mồi lửa", giúp các tế bào hình thành khối u thứ cấp.

"Chúng tôi đã dựa trên hai kết quả của chúng tôi xung quanh khám phá này: một về ung thư phổi và một về u ác tính. Để kiểm tra hoạt động gây ung thư của protein WDR74 trong các tế bào ung thư, chúng tôi đã loại bỏ nó bằng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 và giảm thể tích của nó bằng cách sử dụng can thiệp RNA và quan sát các tế bào. Chúng tôi cũng đã tiến hành một thí nghiệm trái ngược, chúng tôi đã tăng lượng WDR74 trong tế bào ung thư", Vladimir Katanayev, trưởng phòng thí nghiệm dược lý hợp chất tự nhiên nói về nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế về ung thư di căn.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng WDR74 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và phát triển khối u di căn. Sự vắng mặt của nó làm giảm, và sự hiện diện của nó làm tăng các đặc tính gây ung thư của các tế bào ung thư lưu hành. Điều này đã được xác nhận bởi các thí nghiệm trên chuột. Các kết quả đã mở đường cho việc chữa trị hiệu quả các di căn của ung thư phổi và khối u ác tính bằng cách sử dụng thuốc điều trị nhắm mục tiêu. Thuốc này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu cụ thể - protein WDR74 - trong các tế bào ung thư lưu hành.

Ái Vi (theo TASS)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát triển ‘lá chắn thép’ bảo vệ không gian mạng quốc gia

Cục An toàn thông tin (ATTT) nhấn mạnh việc phát triển hệ sinh thái Việt Nam, làm chủ công nghệ, chính là phát triển "lá chắn thép" để bảo vệ không gian mạng quốc gia. Việt Nam không thể có an toàn an ninh mạng bằng công nghệ của người khác.

Chuẩn bị thử nghiệm xe tải tự đổ chạy năng lượng sạch

Loại xe tải điện chạy pin nhiên liệu (Fuel Cell Electric Vehicle - FCEV) lớn nhất thế giới là sản phẩm hợp tác giữa các công ty Anglo -American và Williams Advanced Engineering (WAE) sẽ góp phần giảm 30% lượng khí thải nhà kính của công ty Anglo -American vào năm 2030.

Dư thừa testosterone tác động khác nhau đến nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ

Nghiên cứu bộ gien của hơn 425.000 người và xác định 2.571 biến thể di truyền, các nhà khoa học Anh nhận thấy nồng độ testosterone cao hơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ nhưng lại làm giảm nguy cơ tiểu đường và thúc đẩy ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com