Ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải thế nào mới được lưu hành?

15/05/2025 10:55

MTNN Dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ôtô lưu hành tại Việt Nam, không đề cập đến việc "cấm xe ôtô theo năm sản xuất" mà yêu cầu xe ôtô phải đáp ứng mức quy chuẩn khí thải phù hợp.

Xe từ 2017 trở về trước không được lưu thông là không đúng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo thông tư quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô, xe môtô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam với hai thông số là Cacbon Monoxit (CO) và Hydrocacbon (HC) cùng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn.

Theo đó, ô tô sản xuất từ trước năm 1999 đến năm 2022 sẽ được áp dụng các chuẩn khí thải khác nhau, từ Mức 1 đến Mức 5, tùy thuộc năm sản xuất và địa phương nơi đăng ký biển số.

Đáng chú ý, nội dung dự thảo đề cập ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén có năm sản xuất từ 2017 đăng ký biển số tại Hà Nội và TPHCM có thể sẽ áp dụng Mức 4 từ ngày 1/1/2026, tức là sớm hơn một năm so với các địa phương khác.

Các xe ôtô cũ vẫn có thể lưu hành bình thường nếu đáp ứng được mức quy chuẩn khí thải tương ứng.

Dự thảo không đề cập đến việc cấm xe lưu hành theo năm sản xuất, mà chỉ quy định tiêu chuẩn khí thải mà ô tô phải đáp ứng theo năm sản xuất. Mức khí thải (bao gồm từ Mức 1 đến Mức 5) đối với ô tô được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam sẽ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành trong năm nay.

Thời điểm áp dụng tiêu chuẩn khí thải với ô tô theo Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô, xe máy.

Hiện tại, quy định về khí thải đang được áp dụng theo Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng. Theo đó, mức tiêu chuẩn khí thải (Mức 1, Mức 2, Mức 3, Mức 4) là giới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm và khói trong khí thải của xe ô tô quy định tại TCVN 6438:2018 "Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải". Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn khí thải đang được áp dụng với các loại phương tiện hiện nay.

Đại diện Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ôtô lưu hành tại Việt Nam, không đề cập đến việc "cấm xe ôtô theo năm sản xuất" mà yêu cầu xe ôtô phải đáp ứng mức quy chuẩn khí thải phù hợp. "Các xe ôtô cũ vẫn có thể lưu hành bình thường nếu đáp ứng được mức quy chuẩn khí thải tương ứng," đại diện Cục Môi trường nhấn mạnh.

Vì vậy, thay vì lo lắng về việc xe bị cấm, người dân nên chú trọng vào việc đảm bảo xe ôtô được vận hành tốt, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định bằng cách bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất; hoặc xem xét chuyển dần sang sử dụng xe điện, xe lai điện. Đây là xu hướng thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển trên toàn cầu.

TS Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho rằng, hiện nay, đang có không ít người dân hiểu sai về quy định do Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất trong dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô-tô lưu hành tại Việt Nam.

Đa số các quy định tại dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô-tô lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất là không mới, chỉ quy định chi tiết hơn và mở rộng các tiêu chuẩn và phạm vi điều chỉnh so với quy định đang được áp dụng về khí thải tại Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng.

Xe được bảo dưỡng đúng hạn sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải

Theo TS Đỗ Ngọc Văn, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/9/2011, tất cả các loại xe ô-tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải mức 5 (Euro 5) từ ngày 1/1/2022. Quyết định này không chỉ nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí mà còn khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Do đó, yếu tố then chốt mà người tiêu dùng ô-tô cần quan tâm là đối chiếu năm sản xuất của xe với các tiêu chuẩn khí thải, bảo đảm mỗi chiếc xe luôn duy trì được tiêu chuẩn khí thải để có thể được đăng kiểm khi đến hạn.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia ô-tô cũng cho rằng, hầu hết các loại xe ô-tô, nhất là xe cá nhân hiện đều đã đáp ứng được hoặc thậm chí có tiêu chuẩn khí thải Euro ở mức cao hơn quy định. Nhiều loại xe sản xuất tại châu Âu hiện đã đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 6. Vì thế, điều người dùng ô-tô phải quan tâm là định kỳ tiến hành kiểm tra, chăm sóc, bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để chiếc xe luôn duy trì được chất lượng, qua đó đảm bảo các tiêu chuẩn khí thải do cơ quan chức năng ban hành.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin nhiều quốc gia đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chính sách môi trường, trong đó tăng cường quản lý phát thải từ phương tiện giao thông cơ giới. Ví dụ các tiêu chuẩn Euro (Euro I-VI) được áp dụng rộng rãi tại châu Âu, ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và sản xuất xe cơ giới cũng như giảm thiểu phát thải từ nguồn giao thông vận tải. Xe không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải CO và HC thì phải bảo dưỡng, thay thế phụ tùng hoặc dừng sử dụng.

Nhật Bản tiên phong kiểm soát khí thải xe máy, áp dụng tiêu chuẩn tương tự Euro. Ấn Độ, quốc gia có lượng xe máy lớn nhất thế giới, đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Bharat Stage từ năm 2004. Hay Thái Lan đã kiểm định khí thải xe máy tại Bangkok và 23 thành phố thuộc 17 tỉnh từ năm 1993.

Từ những phân tích trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng ban hành quy chuẩn và lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe ô tô, xe môtô, xe gắn máy lưu hành là biện pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí. "Mục tiêu lớn nhất, được đặt lên hàng đầu là hướng tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của khí thải phát sinh từ xe môtô, xe gắn máy lên sức khỏe của người dân", Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết.

Việc này cũng nhằm thiết lập cơ sở pháp lý để kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông lưu hành, giảm thiểu và hạn chế phát thải từ phương tiện cơ giới cá nhân, từng bước loại bỏ xe cũ nát, thúc đẩy chuyển đổi phương tiện sạch hơn, góp phần thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính.

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/o-to-phai-dap-ung-tieu-chuan-khi-thai-the-nao-moi-duoc-luu-hanh-16925051509193861.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quản lý rủi ro lũ lụt không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách tại Việt Nam - một quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc và mức độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, ngày 13/5, tại thành phố Phủ Lý (Hà Nam), Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề: “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam”.

Bình Định: Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong tình hình mới không chỉ đòi hỏi Bình Định nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, từ xử lý rác thải đến kiểm soát ô nhiễm không khí và nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính định hướng lâu dài không chỉ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT) mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com