Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng KHCN

12/05/2025 09:07

MTNN Tối 11/5, Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng đại diện các bộ, ban, ngành, đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, đội ngũ doanh nhân và trí thức là những nhân tài đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước - Ảnh: VGP/Thu Sa

Vinh danh tri thức, phụng sự cộng đồng

Được thành lập từ năm 2010 bởi Quỹ Hỗ trợ Giáo dục và Đào tạo Bảo Sơn, Giải thưởng Bảo Sơn nhằm tôn vinh trí tuệ Việt và là một trong những giải thưởng uy tín tại Việt Nam dành cho các công trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học và nghệ thuật có giá trị ứng dụng cao và ý nghĩa nhân văn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn (doanh nghiệp bảo trợ Giải thưởng) chi biết, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước coi phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, Giải thưởng Bảo Sơn sẽ được duy trì, phát triển trong nhiều thập kỷ sau. Giá trị các giải sẽ tiếp tục được nâng lên và mỗi năm tăng thêm 10.000 USD cho mỗi giải. Như vậy, dự kiến đến cuối thế kỷ 21, giá trị mỗi giải thưởng sẽ nâng lên tương đương 1 triệu USD, nghĩa là kinh phí dành cho giải thưởng hàng năm là 5 triệu USD.

Năm 2024, mỗi giải thưởng có giá trị 120.000 USD, đi kèm Cúp vàng và Chứng nhận danh giá. Theo lộ trình, giá trị giải thưởng sẽ tăng 10.000 USD mỗi năm, hướng tới mốc 1.000.000 USD vào năm 2087.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tặng hoa Hội đồng giải thưởng - Ảnh: VGP/Thu Sa

Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024 là dịp vinh danh những công trình tiêu biểu, không chỉ có giá trị học thuật cao mà còn mang tính ứng dụng sâu rộng, đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Sự kiện đã tạo nên không khí trang trọng, ấm áp, truyền cảm hứng cho cộng đồng khoa học, nghệ thuật, và toàn thể xã hội trong việc khuyến khích sáng tạo, đổi mới, và cốn hiến vì cộng đồng.

Danh sách các công trình được trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024 gồm: (1) Công trình "Nghiên cứu và sản xuất Vắc xin dịch tả lợn châu Phi – AVAC ASF LIVE" của TS. Nguyễn Văn Điệp, Công ty CP AVAC Việt Nam; (2) Công trình "Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tuyến giáp" của PGS. TS Trần Ngọc Lương; (3) Công trình "Vật liệu compozite ba pha tiên tiến trong kỹ thuật" của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức; (4) Công trình "Lịch sử Chính sách Dân tộc của Những người Cộng sản Việt Nam" của GS.TS. Furuta Motoo.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Thu Sa

Phải đưa được KHCN trở thành lực lượng sản xuất quan trọng

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhiệt liệt chúc mừng các nhà khoa học, tác giả của 4 công trình nghiên cứu khoa học đã được trao giải thưởng trong sự kiện tối nay; đồng thời, đánh giá cao Quỹ Hỗ trợ Giáo dục và Đào tạo Bảo Sơn và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thường niên tổ chức Lễ trao giải thưởng cho các công trình khoa học tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực.

Phó Thủ tướng khẳng định Lễ trao giải thưởng hôm nay là một ví dụ cụ thể của việc các doanh nghiệp tư nhân chủ động, tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN, đặc biệt là Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thời gian qua, Giải thưởng Bảo Sơn đã hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát minh, sáng kiến, kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đã được ứng dụng có hiệu quả, đóng góp nổi bật vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ghi nhận vai trò đặc biệt cao cả và quan trọng của nhân tài, nhấn mạnh "hiền tài là nguyên khí của quốc gia", theo Phó Thủ tướng, đội ngũ doanh nhân và trí thức là những nhân tài đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tặng hoa các tác giả được giải - Ảnh: VGP/Thu Sa

Tại Nghị quyết số 45 ngày 24/11/2023, Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 đã khẳng định: Đội ngũ trí thức là "nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp nguyên khí quốc gia; và phát triển bền vững; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội".

Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển KTXH, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của KHCN gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang yêu cầu đất nước ta phải nắm bắt, tiếp cận với những công nghệ mới, làm chủ được xu thế và tình hình mới. Đó là yêu cầu rất nặng nề, thách thức cho giới trí thức KHCN Việt Nam, phải đưa được KHCN trở thành lực lượng sản xuất quan trọng, tăng giá trị sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đóng góp cho tăng trưởng 2 con số của đất nước trong những năm tới.

"Các trí thức KHCN sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối giữa tri thức và thực tiễn, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, giúp đất nước vươn tới những tầm cao mới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin rằng kết quả của các giải thưởng hôm nay sẽ là nguồn lực động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và sức lực cho đất nước, Phó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quan tâm hơn nữa tới phát triển KHCN, cũng là gia tăng tiềm lực, sức cạnh tranh, tạo sức bật mới cho phát triển của doanh nghiệp và đất nước./.

Thu Sa

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/gia-tang-tiem-luc-cho-doanh-nghiep-va-dat-nuoc-tu-nen-tang-khcn-102250511223553188.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình Định: Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong tình hình mới không chỉ đòi hỏi Bình Định nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, từ xử lý rác thải đến kiểm soát ô nhiễm không khí và nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính định hướng lâu dài không chỉ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT) mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Tây Nguyên là vùng dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước do nguồn nước ngầm sụt giảm, các công trình thủy lợi chỉ đảm nhận cung cấp nước cho một phần diện tích cần tưới còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Thời gian qua, khu vực này xảy ra nhiều đợt hạn hán, thiếu nước khiến hàng chục đến hàng trăm nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com