Phát kiến “ong rô bốt” và hi vọng máy móc thay thế côn trùng thụ phấn cho cây trồng
Hà Lan là một trong những nước xuất khẩu nông sản và thực phẩm lớn nhất thế giới trên thế giới. Trong đó 80% số cây trồng tại quốc gia này được thụ phấn bởi ong. Tuy nhiên, một nửa trong số 360 loài ong tại Hà Lan đang đứng trước nguy cơ biến mất. Bên cạnh đó trên toàn cầu, số lượng các loài thụ phấn giảm đáng kể trong những năm gần đây được cho là hậu quả của hành động lạm dụng rộng rãi thuốc trừ sâu (Ảnh:medicalxpress.com)
Các phương pháp canh tác hiện đại sử dụng nhiều máy móc và hậu quả của biến đổi khí hậu đã đặt loài ong vào tình trạng bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Matěj Karásek chuẩn bị khởi động một robot DelFly trong chuyến bay thử nghiệm tại Đại học Công nghệ Delft
Tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu các giải pháp lâu dài cho một số vấn đề nóng trên toàn cầu, theo đó, họ đã sáng tạo ra một biện pháp thay thế tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng: những đàn ong rô bốt.
Bằng cách tái tạo một số mô hình chuyển động cánh phức tạp và khí động học của ruồi giấm, các nhà nghiên cứu tại Robohouse, Hà Lan tin rằng họ có khả năng sáng chế những chú chim giống như ong nhằm thay thế côn trùng thụ phấn cho cây.
Những chú ong DelFly có thể di chuyển cực kỳ linh động và giảm thiểu tối đa tình trạng va chạm (Ảnh: TU Delft/Science)
Theo như thử nghiệm, cánh của robot DelFly đạp 17 lần/giây, đủ để tạo lực nâng cầng thiết để giữ chúng trên không và điều khiển đường bay thông qua những điều chỉnh nhỏ trong chuyển động cánh. Những con ong rô bốt có thể né tránh ngay tại chỗ, di chuyển theo bất cứ hướng nào và thậm chí lật 360 độ quanh trục lăn. Cánh của rô bốt được làm từ vật liệu phim nhẹ, do đó những chú ong rô bốt này cực kì an toàn đối với những người làm việc xung quanh chúng.
Các máy bay không người lái mới này có thể di chuyển với tốc độ lên đến 15mph, đồng thời đạt hiệu quả khá cao với dung lượng pin dài hơn. Chúng có thể được trang bị cảm biến không gian nhằm bay tự động từ cây này sang cây khác, ngoài ra chúng còn có thể tránh va chạm lẫn nhau và tránh khỏi các chướng ngại vật trên đường di chuyển.
Trước đây, nhiều thử nghiệm được mong đợi sẽ hoàn thiện công nghệ này tại Đại học Harvard và một số nơi khác, tuy nhiên các sản phẩm lại gặp khó khăn trng vấn đề di chuyển xung quanh.
Matěj Karásek, một nhà nghiên cứu làm việc trong dự án, cho biết: “Chúng tôi mong đợi sẽ áp dụng công nghệ này vào thụ phấn trong nhà kính. Những chú ong đang bị đe dọa nghiêm trọng do các phương pháp canh tác của chúng ta, do đó tôi không biết được tương lai sẽ ra sao. Có lẽ đây thực sự là một giải pháp. Chúng tôi không cố gắng để sao chép, mô phỏng ong và ruồi, mà chúng tôi học hỏi từ chúng. Vật lý thường giới hạn khả năng của máy bay không người lái loại nhỏ thông thường.”
Các nhà phát triển dự án cũng đang nỗ lực làm việc nhằm tìm một đối tác thương mại cho dự án.
=> Ả Rập Saudi tham vọng với dự án năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất hành tinh
Loài ong đứng trước nguy cơ “biến mất”- Nguyên nhân do đâu? (Theo Kurzgesagt – In a Nutshell)