Nhật Bản phát hiện tế bào 'sống lâu' ở người sống thọ trên 110 tuổi

19/11/2019 00:15

MTNN Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng những người từ 110 tuổi trở lên có nồng độ cao hơn của một loại tế bào T trợ giúp đặc biệt hiếm gặp trong máu, có thể bảo vệ họ chống lại vi rút và khối u, khiến họ có sức khỏe tốt trong suốt quãng đời dài của mình.

Theo Livescience, các nhà khoa học thường thắc mắc trước hiện tượng nhiều người sống trên trăm tuổi mà không hề thực thi lối sống lành mạnh. Mặc dù họ có thói quen xấu, nhưng họ lại tự hào về sức khỏe tốt. Phân tích ADN của những người trên 110 tuổi cho thấy những người sống thọ có những tế bào bạch cầu bất thường. Điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch của họ hoạt động hiệu quả hơn, đẩy lùi các cuộc tấn công của vi rút, vi khuẩn và chống lại được cả ung thư.

Các nhà khoa học ở Trung tâm RIKEN và Đại học Keio ở Tokyo, Nhật Bản, muốn phân tích các tế bào miễn dịch của những người sống thọ trên 110 tuổi. Theo thống kê, những người sống qua 110 là rất hiếm ngay cả ở Nhật Bản, nơi tuổi thọ là phổ biến và tuổi thọ đạt tới hơn 81 tuổi đối với nam giới và hơn 87 tuổi đối với phụ nữ vào năm 2018. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 61.763 người từ 100 tuổi trở lên vào năm đó, nhưng trong số đó chỉ có 146 người từ 110 tuổi trở lên. Các nhà khoa học đã tiến hành một phân tích tương ứng bằng cách sử dụng dữ liệu từ 7 người sống thọ và 5 người tham gia nhóm đối chứng, trong độ tuổi từ 50 đến 80. Kết quả có sự khác biệt chính ở những người sống trên 110 tuổi, đó là hoạt động của các tế bào T CD4 miễn dịch.

Những tế bào này không chỉ nhiều hơn mà bản thân chúng cũng nguy hiểm hơn bình thường. Thông thường, tế bào T CD4 giúp các tế bào miễn dịch khác chống lại nhiễm trùng. Nhưng ở người sống thọ trên trăm tuổi, chính những tế bào này tìm kiếm và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh.

Các nhà nghiên cứu Kosuke Hashimoto, Nobuyoshi Hirose và Piero Carninci cho rằng vấn đề là hiểu mục tiêu tự nhiên của các tế bào đó là gì, có thể giúp tiết lộ những gì cần thiết để có một cuộc sống thọ, khỏe mạnh.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ phát triển liệu pháp chữa tổn thương gan mà không cần cấy ghép

Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng 4 thể thực khuẩn (bacteriophage) để chống lại Enterococcus faecalis - tấn công có chọn lọc nhắm vào các tế bào vi khuẩn gây tổn thương tế bào gan do rượu, mở ra hy vọng cứu sống hàng ngàn bệnh nhân mà hiện tại chỉ còn một lối thoát là ghép gan.

Thụy Điển nghiên cứu phát triển miếng dán chẩn đoán ung thư qua nốt ruồi

Theo ý tưởng của các nhà khoa học Thuỵ Điển, khối u ung thư da sẽ phát ra một số phân tử nhất định và họ đã xác định được một số phân tử ứng cử viên đầy triển vọng, qua đó, miếng dán chứa bộ cảm biến sẽ chẩn đoán được bệnh nhanh chóng, tiện lợi hơn thủ tục sinh thiết đầy rủi ro.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com