Thụy Điển nghiên cứu phát triển miếng dán chẩn đoán ung thư qua nốt ruồi

18/11/2019 16:15

MTNN Theo ý tưởng của các nhà khoa học Thuỵ Điển, khối u ung thư da sẽ phát ra một số phân tử nhất định và họ đã xác định được một số phân tử ứng cử viên đầy triển vọng, qua đó, miếng dán chứa bộ cảm biến sẽ chẩn đoán được bệnh nhanh chóng, tiện lợi hơn thủ tục sinh thiết đầy rủi ro.

Theo breakingnews.ws, các nhà khoa học tại Đại học Malmo, Thụy Điển, đang nghiên cứu phát triển một bộ cảm biến dưới dạng một miếng dán có chức năng phân tích các phân tử phát ra từ khối u. Với sự giúp đỡ của miếng dán, có thể chẩn đoán trong vài phút.

Về lý thuyết, miếng dán này có thể chấm dứt thủ tục sinh thiết gây đau đớn, chảy máu và rủi ro liên quan đến việc thu thập mẫu mô để phân tích. Sau khi lấy mẫu sinh thiết thì việc chẩn đoán cần thêm vài tuần. Các nhà khoa học Thụy Điển nêu ý tưởng rằng khối u ung thư sẽ phát ra một số phân tử nhất định. Sebastian Bjorklund, một trong những nhà nghiên cứu, cho rằng họ đã xác định được một số phân tử ứng cử viên đầy triển vọng. Nhưng, các chuyên gia cho rằng ít nhất phải đến sau năm 2021 mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng liên quan đến khả năng miếng dán thu bắt được các phân tử này.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm miếng dán trên những người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư để đánh giá hiệu quả. Họ đang phát triển một nguyên mẫu miếng dán và tìm kiếm cách tốt nhất để phân tích các phân tử bị thu bắt. Đồng thời, sản phẩm cuối cùng ngoài sự tiện lợi, chính xác, nhanh chóng, phải có giá thấp hơn thủ tục sinh thiết. Họ hy vọng miếng dán sẽ phân tích các nốt ruồi đáng ngờ trong vòng vài phút.

Giáo sư Tautgirdas Ruzgas trong nhóm nghiên cứu, hy vọng phát hiện ung thư da sẽ dễ dàng hơn rất nhiều ở giai đoạn đầu.

Ung thư da là một trong những loại bệnh phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Tỷ lệ khối u ác tính - dạng nguy hiểm nhất - đã tăng 45% trong thập niên qua.

Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh NHS khuyến cáo mọi người không nên ra nắng trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đó là lúc các tia nắng Mặt trời thường mạnh nhất. Khi cần ở ngoài trời, cần mặc quần áo chống nắng, mũ rộng vành và kính râm, sử dụng kem chống nắng, hãy cẩn thận hơn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng nên tránh ánh nắng trực tiếp.

Đồng thời, các chuyên gia khuyên mọi người nên kiểm tra các nốt ruồi không đối xứng có hình dạng không đều, chú ý đến những nốt ruồi có viền không đều và các cạnh lởm chởm, các nốt ruồi thay đổi màu sắc và đặc biệt là sự thay đổi về kích thước nốt ruồi.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải thưởng KOVA hướng tới các giá trị khoa học, nhân văn và hỗ trợ thế hệ trẻ

Hướng đến các giá trị khoa học, nhân văn và hỗ trợ thế hệ trẻ, Giải thưởng KOVA năm nay trao cho 1 công trình khoa học ứng dụng (hạng mục Kiến tạo); 5 việc làm nhân ái (hạng mục Sống đẹp); 8 sinh viên có triển vọng nghiên cứu khoa học (hạng mục Triển vọng) và trao 132 suất học bổng Nghị lực cho các sinh viên vượt khó học tốt đến từ 56 trường đại học công lập trên cả nước.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com