Nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt hơn 40 triệu tấn

04/09/2024 08:56

MTNN 7 tháng, nhập khẩu than các loại của nước ta đạt 40,4 triệu tấn, trị giá gần 5,04 tỷ USD, tăng 36,9% về lượng và tăng 16,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn vào số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7/2024, nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt 7,05 triệu tấn, tương đương gần 838 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với tháng trước đó.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu than các loại của nước ta đạt 40,49 triệu tấn, trị giá gần 5,04 tỷ USD, tăng mạnh 36,9% về lượng và tăng 16,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Với nhu cầu điện ngày càng lớn, Việt Nam đang phải đẩy mạnh sử dụng than trong sản xuất điện, kéo theo tăng nhập khẩu than từ nhiều thị trường.

Việt Nam đang tích cực nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều thị trường lớn như Indonesia, Úc, Malaysia...

Nguồn Tổng cục Hải quan

Trong đó, Úc là thị trường nhập khẩu than các loại lớn nhất về kim ngạch của nước ta trong 7 tháng đầu năm nay. Tháng 7/2024, nhập khẩu than các loại từ Úc đạt gần 2,63 triệu tấn, trị giá gần 346 triệu USD. 7 tháng năm 2024, nhập khẩu than các loại từ thị trường này đạt 10,8 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD.

Đứng sau lần lượt là Indonesia và Nga. Trong tháng 7/2024, nhập khẩu than các loại từ Indonesia đạt 2,077 triệu tấn, trị giá đạt 187,4 triệu USD. Tính chung 7 tháng, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Indonesia đạt 16,36 triệu tấn, trị giá đạt gần 1,5 tỷ USD. Cũng trong tháng 7/2024, nước ta nhập khẩu than các loại từ Nga đạt 694 nghìn tấn, trị giá 113,37 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu than từ thị trường này đạt 3,64 triệu tấn, trị giá 657 triệu USD.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đáng chú ý, Lào là một trong những quốc gia được Việt Nam lên kế hoạch nhập khẩu số lượng lớn. Theo đó, trong tháng 7, nhập khẩu than các loại từ Lào đạt gần 100 nghìn tấn với kim ngạch 7,38 triệu USD, giá đạt 74,3 USD/tấn.

Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu mặt hàng này từ quốc gia láng giềng đạt hơn 1,26 triệu tấn, trị giá gần 83 triệu USD, giá bình quân đạt 65,5 USD/tấn. Đây là mức giá nhập khẩu rẻ nhất so với các thị trường khác. Trong khi đó, năm ngoái, nước ta không thực hiện nhập khẩu than từ Lào.

Theo Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên liệu của Việt Nam là rất lớn. Trong giai đoạn 2025 - 2030, nước ta có nhu cầu nhập khẩu than lên tới khoảng 60 - 100 triệu tấn/năm. Trong đó, để đảm bảo cung ứng đủ than cho sản xuất điện năm 2024, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than được giao chịu trách nhiệm thu xếp 74,307 triệu tấn than, các nhà máy thiết kế sử dụng khoảng 26,1 triệu tấn than nhập khẩu.

Chính vì thế, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Hiệp định Thương mại hợp tác mua bán than với Lào để đảm bảo cho Việt Nam có nguồn cung than ổn định. Thị trường được đánh giá cao về tiềm năng và đang dần trở thành một nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam trong khối ASEAN.

Bích Ngọc

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/nhap-khau-than-cac-loai-cua-viet-nam-dat-404-trieu-tan-92702.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khẩn trương xây dựng khuôn khổ quản lý tài sản mã hóa

Thừa nhận sự tồn tại khách quan của tài sản mã hóa sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư quốc tế, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả tài chính, phát triển thị trường tài chính số. Tuy nhiên, cơ quan liên quan cần có phương án quản lý phù hợp và xây dựng khung pháp lý chặt chẽ.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com