Người lớn bế rung lắc, bé 2 tháng tuổi tổn thương thần kinh, phải cấp cứu

18/03/2024 21:12

MTNN Thấy con quấy khóc, gia đình bế đung đưa để dỗ, ít ngày sau trẻ nhập viện và bị chẩn đoán tổn thương thần kinh.

Trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tăng trương lực cơ liên tục, tím môi, thóp trước căng phồng, co giật, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, nguy cơ tử vong cao.

Gia đình cho biết trước đó, trẻ không bị té ngã, chấn thương, chưa co giật lần nào. Sau thăm khám lâm sàng và siêu âm thóp, các bác sĩ nghi ngờ trẻ tổn thương thần kinh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não, soi đáy mắt, kết quả cho thấy trẻ tụ máu dưới nhện lều tiểu não hai bên và liềm đại não, phù não lan tỏa các bán cầu não 2 bên, kèm xuất huyết võng mạc, phù gai thị, nghi do Hội chứng rung lắc.

Bệnh nhi được cho thở máy, cắt cơn co giật và điều trị tăng áp lực nội sọ, đồng thời tối ưu hóa tất cả các cơ quan hô hấp, tuần hoàn bằng cách sử dụng thuốc trợ tim, vận mạch, kiểm soát rối loạn điện giải, sốt, nhiễm trùng.

Sau 7 ngày điều trị, trẻ cai được máy thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tuy nhiên vẫn còn di chứng tăng trương lực cơ, giảm ý thức, nguy cơ cao để lại di chứng thần kinh, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ.

Trẻ được chăm sóc, điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa.

ThS.BS Ngô Tiến Đông - Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết, hội chứng rung lắc là một chấn thương não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh.

Hội chứng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi, đây là thời điểm trẻ có xu hướng quấy khóc thường xuyên và kéo dài. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường do thói quen bế con rung lắc nhằm mục đích dỗ con bớt quấy khóc, thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác làm thay đổi đột ngột tư thế như bế trẻ lên cao, bế thốc dậy, tung cao trẻ…Trẻ có thể gặp nguy hiểm dù chỉ với 5 giây rung lắc.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trọng lượng đầu chiếm khoảng 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Ở độ tuổi này, trẻ có cơ cổ rất yếu không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn, não bộ chưa phát triển nhiều, nằm “trôi nổi” trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.

Việc rung lắc mạnh gây ra sự tăng giảm tốc nhanh chóng của não, tác động va đập vào bề mặt cứng bên trong hộp sọ, làm tổn thương não và các mạch máu não, phù não và tăng áp lực nội sọ.

Các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng, thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Thời gian khởi phát có thể là ngay sau khi rung lắc hoặc sau một khoảng thời gian: trẻ quấy khóc, nôn nhiều, bú kém, nhịp thở bất thường, lì bì, co giật, hoặc hôn mê.

Trong một số trường hợp Hội chứng rung lắc nhẹ, trẻ có thể không biểu hiện triệu chứng ngay, nhưng một thời gian sau có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến chậm phát triển tinh thần vận động.

Não trẻ bị va đập vào bề mặt cứng bên trong hộp sọ khi bị rung lắc.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ tổn thương não do Hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:

- Nhanh chóng gọi xe cứu thương đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

- Hạn chế bế xốc hay rung lắc thêm để gọi trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn hoặc uống nước trước khi có cấp cứu hỗ trợ.

- Nếu trẻ ngừng thở, phụ huynh cần chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo.

- Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ. Để tránh bị sặc, hãy nhẹ nhàng đặt nghiêng đầu và người trẻ theo một trục đồng nhất (nếu có chấn thương cột sống, phương pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm).

Hội chứng rung lắc ở trẻ em là tình trạng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không thực hiện những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ, bế thốc ngược, xốc vác trẻ gấp gáp, tung hứng trẻ khi nô đùa, tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.

Nguyễn Ngoan

Nguồn Báo Mới.Com
Link bài gốc

https://baomoi.com/nguoi-lon-be-rung-lac-be-2-thang-tuoi-ton-thuong-than-kinh-phai-cap-cuu-c48595599.epi

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lan tỏa thông điệp an toàn cháy, nổ thông qua sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo

Trong 2 ngày cuối tuần 16 và 17-3, chương trình trải nghiệm làm lính cứu hỏa tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã áp dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để lan tỏa thông điệp, trang bị kỹ năng về an toàn PCCC cho người dân.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com