Mỹ dùng vi khuẩn sống để sản xuất bê tông cho các công trình xây dựng trên sao Hỏa

19/01/2020 09:15

MTNN Các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất một phương pháp sinh học để chế tạo bê tông sống bao gồm 2 yếu tố mới vi khuẩn sống và gelatin, là loại bê tông có thể tái sinh sử dụng để xây dựng các công trình ở những nơi hẻo lánh trên Trái đất và thậm chí trên sao Hỏa.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Matter, các nhà khoa học ở Đại học Colorado (Mỹ) đã đề xuất một phương pháp sinh học để chế tạo bê tông. Không giống như bê tông thông thường đòi hỏi xi măng và nước, bê tông sinh học bao gồm 2 yếu tố mới vi khuẩn sống và gelatin.

Các tác giả của loại bê tông sinh học trộn thành phần trong khuôn hình các vòm nhỏ, hình khối có kích thước 5cm và các viên gạch kích thước tương đương một hộp đựng giày. Vi khuẩn sử dụng gelatin để giữ cát trong số các thành phần khoáng chất của bê tông. Ban đầu, bê tông sống có màu xanh do các vi khuẩn quang hợp. Khi khô, nó chuyển sang màu nâu.

Mặc dù những viên gạch đúc bằng bê tông sống có độ bền thấp hơn hầu hết các loại bê tông hiện đại, những khối vuông 5 cm từ loại bê tông đó vẫn chịu được trọng lượng của một người.

Ưu điểm chính của bê tông sống là khả năng tái sinh. Nếu lấy một nửa viên gạch làm từ "bê tông sống" và đặt nó vào khuôn, thêm chất dinh dưỡng, gelatin, cát và nước, thì vi khuẩn trong một nửa viên gạch sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở, sử dụng các tài nguyên có sẵn trong nửa viên gạch và hình thành nốt một nửa còn thiếu để tạo ra viên gạch hoàn chỉnh.

Một viên gạch có thể biến thành 2 trong 7 ngày. Các nhà khoa học đã lặp lại thí nghiệm này nhiều lần và kết quả của việc nhân đôi liên tục, họ đã nhận được 8 viên gạch từ một viên ban đầu. Chuyên gia bê tông tại Đại học Strathclyde (Anh) Andrea Hamilton, gọi bê tông sống là "một loại vật liệu xây dựng mới có hàm lượng carbon thấp đến thú vị".

Khả năng tái sinh là ưu điểm chính khiến các nhà khoa học bắt đầu phát triển bê tông vi khuẩn. Họ hy vọng rằng bê tông sinh học sẽ tìm thấy ứng dụng ở những nơi khó cung cấp một số lượng lớn vật liệu xây dựng: từ các ngóc ngách hẻo lánh của Trái đất đến việc xây dựng các tòa nhà trên bề mặt sao Hỏa.

Nhưng loại bê tông mới cũng có một số nhược điểm. Để duy trì khả năng sinh sản của nó, điều cần thiết là vi khuẩn vẫn còn sống. Các nhà khoa học tạo ra bê tông đã sử dụng vi khuẩn thuộc chi Synechococcus, đòi hỏi môi trường ẩm ướt để tồn tại.

Sau 30 ngày trong môi trường ẩm ướt, 9-14% vi khuẩn trong một viên gạch vẫn còn sống, nhiều hơn đáng kể so với tất cả các nỗ lực trước đây để tạo ra một loại bê tông như vậy. Tuy nhiên, các tác giả hy vọng trong tương lai sẽ có được bê tông giữ được các thuộc tính của nó ngay cả sau khi sấy khô.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nga tuyên bố chưa vội tính đến chuyện chỉnh sửa bộ gien người

Mặc dù năm ngoái Nga đã khai trương Trung tâm chỉnh sửa bộ gien, nhưng Bộ y tế Nga cho rằng nước này sẽ không cấp phép tiến hành chỉnh sửa gien người trên thực tế, vì đây là biện pháp quá sớm và vô trách nhiệm khi chưa lường được những hậu quả ngắn hạn và dài hạn.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com