Một sức khỏe: Phương pháp bảo vệ hệ sinh thái

18/10/2024 14:57

MTNN Phương pháp tiếp cận Một sức khỏe nhằm phối hợp đa ngành và tăng cường hợp tác đa phương trong xử lý các vấn đề đại dịch là giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ sức khỏe và hệ sinh thái, hơn nữa tăng khả năng chống chịu trước các đại dịch trong tương lai.

Hội nghị khoa học Một sức khỏe với chủ đề Thực tiễn quốc tế và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 16/10, Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức Hội nghị khoa học Một sức khỏe với chủ đề "Thực tiễn quốc tế và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam".

Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của ILRI và hưởng ứng ngày Một sức khỏe quốc tế (ngày 3/11), và được đồng tài trợ bởi Sáng kiến Một sức khỏe của CGIAR (OHI) và Chương trình Khu vực ASEAN-CGIAR Đổi mới vì An ninh Lương thực và Dinh dưỡng.

Sự ra đời của thỏa thuận 4 bên giữa Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là minh chứng cho cam kết toàn cầu trong việc thực thi Sáng kiến Một sức khỏe.

Đồng thời, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Một sức khỏe, cùng với sự hỗ trợ từ mạng lưới Một sức khỏe ASEAN và Ban thư ký ASEAN, cho thấy quyết tâm của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc đối mặt và vượt qua các thách thức phức tạp.

Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường năng lực và phương pháp tiếp cận liên ngành Một sức khỏe. Cụ thể là cách tiếp cận Một sức khỏe trong mối tương quan tổng thể và hài hòa giữa sức khỏe con người, động vật và môi trường để tăng cường khả năng chống chịu trước các khủng hoảng đại dịch trong tương lai.

Các diễn giả trong nước và quốc tế đến từ các lĩnh vực nông nghiệp, y tế và môi trường chia sẻ những bài học và nghiên cứu điển hình, với mục tiêu chuyển đổi các chiến lược toàn cầu thành hành động ở cấp quốc gia.

Các phiên thảo luận xác định những khoảng trống và cơ hội trong việc thực hiện các giải pháp hiệu quả, nhằm đưa ra các khuyến nghị hành động đẩy mạnh hợp tác liên ngành.

Đối tác Một sức khỏe Việt Nam thực tế đã có 20 năm kinh nghiệm vận hành và triển khai các hoạt động Một sức khỏe, tiền thân là Đối tác PAHI năm 2003 và chính thức đổi tên thành Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người từ năm 2016.

Từ đó tới nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe cấp bách do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, kháng kháng sinh, ngăn chặn hành vi buôn bán, bắt giữ, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên và hợp lực đẩy lùi các mối nguy về an toàn thực phẩm.

Việt Nam luôn nỗ lực để tiếp tục là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai các sáng kiến Một sức khỏe, thông qua vai trò chủ trì chính của Bộ NN&PTNT và hai ngành đồng hành sát cánh từ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết những thách thức phức tạp do các bệnh lây truyền từ động vật thông thường và động vật hoang dã, kháng kháng sinh và an toàn thực phẩm gây ra.

Việc hợp tác với Cộng đồng quốc tế tại các khu vực trên toàn cầu, đặc biệt là các khu vực điểm nóng như châu Phi, và các khu vực có nhiều kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật tại Nam bán cầu là các phương hướng hợp tác của Một sức khỏe Việt Nam trong thời gian tới.

Do đó, Một sức khỏe Việt Nam kêu gọi sự hợp tác sâu rộng với các đối tác từ châu Phi, châu Mỹ và châu Âu nhằm cùng triển khai các sáng kiến chung về Một sức khỏe như Prezode, Health Alliance...

Tổng Giám đốc ILRI Appolinaire Djikeng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

GS. Appolinaire Djikeng, Tổng Giám đốc ILRI, kiêm Giám đốc điều hành Chương trình Các hệ thống Nông lương CGIAR nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận Một sức khỏe tại Việt Nam. "Hội nghị này không chỉ là phản ứng trước những vấn đề chúng ta đang đối mặt mà còn là cơ hội để thay đổi cách thức tích hợp sức khỏe giữa các lĩnh vực con người, động vật và môi trường", ông nói.

Trong số này, trụ cột chăn nuôi có vai trò hàng đầu trong việc giải quyết và phòng ngừa các bệnh lây truyền từ động vật, kháng kháng sinh và an toàn thực phẩm. Chăn nuôi tốt sẽ đảm bảo sức khỏe động vật thông qua các yếu tố chuồng trại, an toàn sinh học, vệ sinh dịch tễ, thức ăn...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, vào tháng 10/2020, Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Ngay sau đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục tham mưu Chính phủ phê duyệt 5 đề án chuyên ngành liên quan tới chăn nuôi về giống, giết mổ tập trung, thức ăn chăn nuôi, công nghệ sinh học...

Lãnh đạo ngành nông nghiệp nhận định, ILRI đã có những đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi của Việt Nam trong 4 lĩnh vực chính. Về an toàn thực phẩm, các dự án của ILRI đã giảm thiểu nguy cơ về bệnh truyền qua thực phẩm thông qua tăng cường kiểm soát trong các chuỗi giá.

Về di truyền chăn nuôi, ILRI đã cải thiện năng suất và khả năng thích ứng thông qua nghiên cứu các giống bản địa và hỗ trợ nông dân quy mô nhỏ. Về công tác bảo vệ sức khỏe động vật của ILRI, thông qua phương pháp Một Sức khỏe, đã cải thiện quản lý bệnh lây truyền từ động vật sang người và nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Ngoài ra, ILRI còn thúc đẩy khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững, giúp nông dân giảm phát thải khí nhà kính và áp dụng các biện pháp bền vững, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị tổn thương. Những nỗ lực này phù hợp với các mục tiêu về an ninh lương thực, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

"Bộ NN&PTNT cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và mở rộng hợp tác với ILRI, cùng các đối tác trong và ngoài nước để tạo nên những thành quả thiết thực, đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho con người, sức khỏe vật nuôi và môi trường không chỉ cho Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/mot-suc-khoe-phuong-phap-bao-ve-he-sinh-thai-102241016111423245.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com