Không nên ăn mặn, đặc biệt là trong mùa dịch COVID -19

01/04/2020 17:15

MTNN Sau thử nghiệm trên loài gặm nhấm, các nhà khoa học Đức khẳng định ăn mặn không chỉ dẫn đến tăng huyết áp, mà còn làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch, điều đặc biệt bức thiết trong bối cảnh dịch COVID -19.

Theo Science Translational Medicine, các nhà khoa học ở Đại học Bon (CHLB Đức) phát hiện ra rằng ăn nhiều muối không chỉ dẫn đến tăng huyết áp, mà còn làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch. Các thử nghiệm với loài gặm nhấm cho thấy những con vật ăn thức ăn mặn bị nhiễm trùng thận và đường tiết niệu nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn so với những con thuộc nhóm đối chứng ăn bình thường.

Hóa ra, khi thận cần loại bỏ nhiều muối ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu thì một cơ chế sinh học được kích hoạt với tác dụng phụ là ức chế hoạt động kháng khuẩn của bạch cầu trung tính. Đây là những tế bào miễn dịch bảo vệ chống nhiễm trùng. Một hậu quả tương tự xảy ra khi chuột bị nhiễm listeria, mầm bệnh gây ngộ độc.

Trong bối cảnh có nhiều muối trong chế độ ăn của động vật, nồng độ mầm bệnh cao ở lá lách và gan đã được ghi nhận (cao gấp 100 - 1000 lần so với ở động vật thuộc nhóm đối chứng). Kết luận được hỗ trợ bởi các thử nghiệm trên người. Được biết, các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã nhận được 6 gram muối nhiều hơn bình thường với khẩu phẩn (tương đương với một suất 2 bánh mì kẹp thịt hoặc 2 khẩu phần khoai tây chiên). Sau một tuần dùng chế độ ăn mặn như vậy, xét nghiệm máu đã được thực hiện. Hóa ra, hoạt tính của bạch cầu trung tính bị giảm.

Như vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng thực phẩm mặn cũng có hại khi có dịch COVID-19 chẳng khác gì rượu vì nó làm giảm khả năng miễn dịch. Trước đó, Bộ trưởng y tế Nga Mikhail Murashko đã cảnh báo người Nga rằng uống rượu là điều "chắc chắn không được khuyến khích" trong tình hình hiện nay, vì điều đó khiến các bác sĩ rất khó khăn trong điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm coronavirus.

Ngài bộ trưởng Nga khẳng định rằng hiện tại rượu có hại ở bất kỳ liều lượng nào. Cũng giống như hút thuốc. Ở đâu đó có tin đồn rằng rượu giết chết coronavirus. Điều này thật vô lý. Ngoải ra, ông cũng khuyên mọi người từ bỏ thực phẩm giàu chất béo và kêu gọi tập thể dục trong phòng thông thoáng. "Tất cả mọi thứ tăng cường hệ thống miễn dịch hiện đều hữu ích",- ông nhấn mạnh.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hai phát minh máy thở dễ làm, giá rẻ mùa dịch COVID-19

Trước sự thiếu hụt thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở trong mùa dịch COVID-19 hiện nay, nhiều nhóm kỹ sư đã chế tạo ra các loại máy thở tự chế, giá rẻ như là phương pháp hỗ trợ hệ thống y tế đang quá tải.

Bộ KH-CN và startup ELSA hợp tác hỗ trợ 200.000 USD cho startup Việt

Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN), trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại bởi đại dịch COVID-19, Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN) đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 USD nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng ứng dụng học phát âm ELSA Speak.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Mỹ chế tạo robot có 'máu'

Các nhà khoa học Mỹ đã thành công khi chế tạo một robot cá, sử dụng "máu robot" để cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động của nó.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com