GPS và vệ tinh có khả năng cảnh báo thảm họa từ núi lửa

30/06/2018 09:07

MTNN Các nhà khoa học hiện đang khai thác khả năng của dữ liệu radar vệ tinh và GPS để cảnh báo về nguy cơ núi lửa phun trào

GPS và vệ tinh có khả năng cảnh báo thảm họa từ núi lửa

Dự đoán thảm họa phun trào núi lửa bằng GPS, dữ liệu radar vệ tinh và toán học

3

Các nhà địa chất học đang nỗ lực dùng vệ tinh và GPS để cảnh báo hiểm họa từ núi lửa (Ảnh minh họa)

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Institut des Sciences de la Terre (ISTerre) ở Pháp là nhóm người đầu tiên dự đoán thành công động thái của một núi lửa bằng cách sử dụng đồng hóa dữ liệu - cùng một kỹ thuật được sử dụng trong dự báo thời tiết. Phát hiện đã này được công bố trên tạp chí "Frontiers in Earth Science".

Nỗ lực của nhóm các nhà nghiên cứu nhằm dự báo trước thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá lớn này, tạo điều kiện cho người dân ở khu vực thành phố và thị trấn gần núi lửa có thời gian sơ tán kịp thời.

4

Các cảnh báo sớm từ radar vệ tinh và GPS sẽ giúp người dân gần núi lửa chủ động sơ tán kịp thời (Ảnh minh họa)

Grace Bato, tác giả chính của bài báo cho biết: “Chúng tôi thấy trước một tương lai khi mà dự báo núi lửa có thể diễn ra mỗi ngày hoặc thậm chí là mỗi giờ - giống như bất kỳ bản tin thời tiết nào khác”.

Phương pháp của nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống vệ tinh GPS và radar để đo sự chuyển động của mặt đất khi một núi lửa bắt đầu hoạt động. Bằng cách tích hợp dữ liệu này với các phương trình toán học sử dụng đồng hóa dữ liệu, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các dự đoán thời gian thực chính xác.

Các công cụ phân tích áp suất của dòng magma là “chìa khóa” để dự đoán các trận phun trào núi lửa. Rất nhiều núi lửa nằm phía trên các hồ magma, hay còn gọi là các bề ngầm chứa đá nóng chảy bên dưới bề mặt hành tinh.

Trong các bài kiểm tra mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã dự đoán chính xác áp suất dư thừa đã thúc đẩy dẫn đến một vụ phun trào núi lửa và hình dạng của hồ magma ngầm sâu nhất. Theo các nhà nghiên cứu phân tích, những hồ magma thường nằm sâu bên dưới bề mặt trái đất và hầu như không thể nghiên cứu với các phương pháp hiện có.

Nhóm các nhà nghiên cứu đang nỗ lực áp dụng phương pháp này trên các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như núi lửa Grímsvötn ở Iceland và núi lửa Okmok ở Alaska.

Các nhà địa chất trước đây đã sử dụng công nghệ vệ tinh và GPS trong công tác, tuy nhiên, họ mới chỉ dùng hai công nghệ này nhằm mục đích theo dõi và tìm kiếm núi lửa, chứ chưa hề triển khai công nghệ để tiến hành dự đoán như hiện tại.

=> 8 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất hành tinh (Phần 1)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com