Đề xuất đưa vaccine phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

04/02/2025 09:06

MTNN Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Bộ Y tế đề xuất đưa vaccine phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định số thứ tự 12 - bệnh do phế cầu thuộc Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:




 

TT

Các bệnh truyền nhiễm

Vaccine, đối tượng, lịch tiêm chủng

trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vaccine

Đối tượng

Lịch tiêm/uống

12

Bệnh do phế cầu

Vaccinephòng bệnh do phế cầu

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 2 tháng sau lần 1

Tiêm nhắc lại: khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

Theo quy định tại Thông tư số 10/2024/TT-BYT, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine gồm: 1- Bệnh viêm gan virus B; 2- Bệnh lao; 3- Bệnh bạch hầu; 4- Bệnh ho gà; 5- Bệnh uốn ván; 6- Bệnh bại liệt; 7- Bệnh do Haemophilus influenzae týp b; 8- Bệnh sởi; 9- Bệnh viêm não Nhật Bản B; 10- Bệnh rubella; 11- Bệnh tiêu chảy do virus Rota.

Dự thảo nêu rõ, vaccine thuộc Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với vaccine phòng bệnh do phế cầu, phạm vi triển khai theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/08/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030; nguồn lực của trung ương và địa phương.

Về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030, theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/08/2022 của Chính phủ, đưa vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030…

 

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/de-xuat-dua-vaccine-phong-benh-do-phe-cau-vao-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-102250203165829086.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sứ mệnh của khoa học công nghệ và kỳ vọng trong kỷ nguyên mới

Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

Ngân hàng và bài toán chuyển đổi số

Trong cuộc đua chuyển đổi số, ngành ngân hàng Việt Nam đang tạo nên bức tranh sinh động giữa sáng tạo và thách thức. Từ những kết quả ấn tượng, các ngân hàng không chỉ nâng tầm cạnh tranh mà còn góp sức kiến tạo nền kinh tế số. Nhưng hành trình ấy vẫn còn những nút thắt cần tháo gỡ để hoạt động chuyển đổi số mang lại hiệu quả tương xứng với ngân hàng cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com