Con chip mới dùng cho các thiết bị internet vạn vật tiêu thụ cực ít năng lượng

21/02/2020 10:15

MTNN Với kích thước không lớn hơn hạt gạo và chỉ tiêu thụ 28 microwatts năng lượng, thấp hơn 5.000 lần so với kết nối WiFi tiêu chuẩn, con chip siêu nhỏ (The tiny Wi-Fi chip) không chỉ khiến các thiết bị internet vạn vật (IoT) sẽ không cần sạc thường xuyên hoặc cần những cục pin lớn nữa mà còn có thể cho phép các thiết bị nhà thông minh hoạt động hoàn toàn không dây và thậm chí không dùng pin trong một số trường hợp.

Theo New Atlas, có vẻ như việc thay pin trong camera an ninh mỗi tháng một lần hoặc nhớ sạc loa thông minh không phải là một việc khó khăn, nhưng nếu có vài chục thiết bị như vậy, sẽ cần đến các giải pháp mới.

Nhờ phát minh mới, các thiết bị internet vạn vật (IoT) sẽ không cần sạc thường xuyên hoặc những cục pin lớn nữa. Đối với các nhà sản xuất phát triển các thiết bị Internet of Things nhỏ, công suất thấp, đó là một bước tiến đáng kể. Điều đó có nghĩa là phần cứng có thể được làm nhỏ hơn và sử dụng ít năng lượng hơn, trong khi vẫn cho phép người dùng lướt web để cập nhật thông tin.

Con chip siêu nhỏ (the tiny Wi-Fi chip) được phát triển tại Đại học California, San Diego (Mỹ) không lớn hơn hạt gạo và chỉ tiêu thụ 28 microwatts năng lượng, thấp hơn 5.000 lần so với kết nối WiFi tiêu chuẩn. Đồng thời, con chip này có thể truyền dữ liệu xa đến 21m với tốc độ 2 Mb/giây - đủ cho video chất lượng tốt. Sáng chế dựa trên công nghệ tán xạ ngược (backscattering), mã hóa dữ liệu mới bên trên tín hiệu WiFi đến trước khi chuyển dữ liệu đi đâu đó xa hơn. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít năng lượng hơn và giúp các nhà sản xuất điện tử linh hoạt hơn nhiều.

Thành tựu của các nhà khoa học Mỹ đã được trình bày tại Hội nghị quốc tế ISSCC (Hội nghị quốc tế về mạch trạng thái rắn) 2020 tại San Francisco vừa bế mạc ngày 20.2.2020. Trước đó, năm 2019, con chip để truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn hai bậc so với tiêu chuẩn 5G đã được phát triển ở California. Mạch siêu nhỏ có kích thước chỉ 4,4 mm cung cấp liên lạc ở tần số trên 100 GHz và tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều so với các vi mạch tương tự.

Theo các nhà nghiên cứu, con chip siêu nhỏ có thể cho phép các thiết bị nhà thông minh hoạt động hoàn toàn không dây và thậm chí không dùng pin trong một số trường hợp. Con chip WiFi nhỏ bé cũng có thể để được trong các thiết bị đeo trong tương lai.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trong 2 tháng đã có hơn 100 bài nghiên cứu về Covid-19

Theo thông tin từ Cục Thông tin KH-CN quốc gia (Bộ KH-CN), trong 2 tháng đầu năm 2020 đã có hơn 100 công bố khoa học, bài nghiên cứu về coronavirus chủng mới (Covid-19) được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com