Chế tạo thành công kính hiển vi chụp được DNA

29/10/2019 13:52

MTNN Các nhà nghiên cứu tại Đại học MIT đã chế tạo thành công loại kính hiển vi DNA, có thể chụp được tế bào sống của chúng ta.

Với loại kính hiển vi DNA này, theo các nhà khoa học chúng ta có thể thấy chi tiết về vị trí chính xác của DNA và RNA trong một tế bào sống.

Theo Live Science thì các nhà khoa học tại Đại học MIT đã phải mất tới 6 năm để hoàn thiện kính hiển vi DNA này.

"Kính hiển vi DNA là một cách hoàn toàn mới để hình dung các tế bào, nắm bắt đồng thời cả thông tin không gian và di truyền từ một mẫu vật", Joshua Weinstein, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học MIT, cho biết.

Trước đây việc chụp hình các tế bào rất đắt tiền và cần những máy móc rất hiện đại nhưng không cho ra kết quả như ý. Tuy nhiên với phương pháp mới thì việc này dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ thể, các nhà khoa học sử dụng các thẻ nhỏ - được tạo ra từ các chuỗi DNA tùy chỉnh, mỗi chuỗi dài khoảng 30 nucleotide - bám vào mọi phân tử DNA và RNA trong một tế bào. Sau đó, các thẻ nhỏ này được sao chép hàng trăm lần và các bản sao này tương tác với nhau, chúng kết hợp và tạo ra các nhãn DNA độc đáo, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tương tác giữa các thẻ DNA này là chìa khóa. Sau khi các nhà nghiên cứu thu thập các phân tử sinh học được dán nhãn và sắp xếp chúng, họ có thể sử dụng thuật toán máy tính để giải mã và tái cấu trúc các vị trí ban đầu của thẻ trong tế bào, tạo ra hình ảnh ảo được mã hóa màu của mẫu. Các nhà nghiên cứu cho biết việc xác định vị trí của từng phân tử tương tự như cách các trạm thu phát sóng điện thoại di động sắp xếp các vị trí của điện thoại di động gần đó.

Kỹ thuật này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các loại bệnh khác nhau ở người. Chẳng hạn, trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kính hiển vi DNA có thể lập bản đồ vị trí của các tế bào ung thư ở người trong một mẫu. Những thẻ DNA tổng hợp này thậm chí có thể giúp các nhà khoa học lập bản đồ vị trí của kháng thể, thụ thể và phân tử trên các tế bào khối u, họ cho biết thêm.

"Chúng tôi đã sử dụng DNA theo cách tương tự về mặt toán học với các photon trong kính hiển vi ánh sáng", ông Weinstein nói. "Điều này cho phép chúng ta hình dung sinh học cấp độ tế bào chứ không phải như mắt người".

Nghiên cứu này được công bố trực tuyến ngày 20.6 trên tạp chí Cell.

Thiên Hà (theo Live Science)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiens

Sau khi tiến hành phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com